NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 38

học tập của mình với chuyên ngành tiếng Anh. Nathan đam mê đọc và viết, và ông đã dành những ngày
của mình ở đại học để nghiên cứu những kiệt tác văn học của thế kỷ, viết các bài luận phân tích tác phẩm.
Tuy nhiên, ông nhanh chóng nhận ra rằng thị trường cho các giáo sư tiếng Anh rất hạn chế. Và ngay cả khi
ông có được một công việc trong lĩnh vực này, tiền lương cũng khá thấp. Điều này sẽ gây khó kahwn cho
ông vì ông đã lập kế hoạch xây dựng và nuôi dưỡng một gia đình lớn. Nathan dành thời gian suy nghĩ về
những cách khác ông có thể sử dụng kỹ năng sẵn có và hướng vào những đam mê của mình. Sau khi tìm
hiểu những chân trời mới lạ khác, ông thấy khá rõ rằng mình sẽ thích nghi tốt trong thế giới tư vấn quản lý,
lĩnh vực cho phép ông sử dụng các kỹ năng nghiên cứu và viết lách cũng như niềm vui học hỏi của mình.
Vấn đề duy nhất ở đây là Nathan chưa đủ hiểu biết về lĩnh vực này để có thể tìm một việc làm đầu tiên
trong ngành ngay lúc đó. Vì vậy, ông đã cho một năm để chuẩn bị. Ông gia nhập nhiều tổ chức tại trường
đại học của mình để tìm hiểu thêm về tư vấn, và thực hành với các trường hợp đơn giản cụ thể, ví dụ
những người hiện diện trong một buổi phỏng vấn xin việc điển hình. Trước khi hết thời hạn một năm,
Nathan đã sẵn sàng và nhận được công việc tư vấn quản lý cho một công ty hàng đầu. Công việc rất phù
hợp với ông trên nhiều phương diện; Nathan có thể khai thác các kỹ năng của mình và làm việc với niềm
đam mê, đồng thời công việc cũng cung cấp cho ông nguồn tài chính bảo đảm mà ông cần.

Nathan đã chọn được một con đường sự nghiệp sau khi ông tìm hiểu và tiếp cận với nhiều khả năng

khác nhau. Nhưng hầu hết chúng ta đều được khuyến khích lên kế hoạch từ rất rất sớm cho tương lai của
mình. Người ta thích hỏi trẻ em rằng: “Con muốn làm gì khi con lớn lên?” Điều này buộc các em phải đặt
ra các mục tiêu cho mình, ít nhất là trong suy nghĩ, rất lâu trước khi các em thực sự được tiếp xúc với vô số
các cơ hội trong cuộc sống. Chúng ta cũng thường hình dung mình đang làm những điều chúng ta thấy
người khác làm ở những môi trường trước mắt mình. Nó thực ra là một tầm nhìn cực kỳ hạn chế trong việc
xem xét thế giới của những cơ hội. Tôi đoán là bạn cũng như tôi, đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi những
người xung quanh, những người thích nói với bạn những gì họ nghĩ rằng bạn cần phải làm. Tôi nhớ rõ một
trong những giáo viên của tôi đã nói rằng “Em rất giỏi về khoa học. Em nên nghĩ đến việc trở thành một y
tá.” Đó là một gợi ý tốt, nhưng nó chỉ là một trong số gần như vô hạn những điều mà một người có thể làm
khi họ giỏi về khoa học.

Trong khóa học sáng tạo của tôi, mỗi nhóm sinh viên chọn một tổ chức mà họ nghĩ là sáng tạo. Mỗi

nhóm có nhiệm vụ đi đến một công ty, phỏng vấn các nhân viên, quan sát họ làm việc thực sự, và rút ra kết
luận riêng của mình về những gì làm cho tổ chức đó sáng tạo. Sau đó họ sẽ trình bày thông tin này trong
lớp một cách sáng tạo. Một nhóm chọn Viện bảo tàng Khám phá của các trẻ em ở San Jose (San Jose
Children’s Discovery Museum). Họ đi theo các nhân viên và khách tham quan trong nhiều ngày để tìm
hiểu những gì thực sự làm cho nó được như vậy. Tại một khu vực, các trẻ em đang xây dựng một chiếc tàu
lượn siêu tốc thu nhỏ, thay đổi các biến số khác nhau để xem xét kết quả, và một bé gái tám tuổi đang thử
nghiệm với thiết bị. Em thay đổi chiều dài, chiều cao và các góc độ của những bộ phận các nhau và thử các
mô phỏng khác nhau để xem kết quả. Một nhân viên bảo tàng theo dõi thử nghiệm của em bé trong một
thời gian và đơn giản nhận xét với cô bé: “Em đang làm những điều mà các kỹ sư thường làm.” Cuối ngày
hôm đó các sinh viên của tôi hỏi cô bé về những gì em đã học được ở viện bảo tàng. Em nghĩ trong vài
phút rồi nói rất tự tin: “Em học được rằng em có thể trở thành một kỹ sư.”

Cũng giống như cô bé trong bảo tàng, tất cả chúng ta đều nhận được những thông điệp ngầm hiểu hay

rõ ràng về những vai trò người ta mong đợi chúng ta làm. Một vài năm trước đây, đồng nghiệp của tôi là
một giáo sư cơ khí kể cho tôi nghe một câu chuyện đáng lưu tâm. Cô có một số bạn bè nữ ở đại học. Họ là
kỹ sư trong các lĩnh vực khác nhau, thường đến chơi nhà cô, ăn tối và trò chuyện. Con trai nhỏ của cô
thường ở quanh đó, quan sát và lắng nghe các cuộc nói chuyện của họ. Khi nó lớn lên và bộc lộ tài năng về
toán và khoa học, có người đã nói với nó; “Chà, cháu nên học làm kỹ sư đi.” Nó nhăn mặt và nó: “Không
đời nào, nghề kỹ sư là dành cho con gái mà.” Còn những bác sĩ nữ bạn của tôi cũng kể với tôi những câu
chuyện tương tự. Các cậu con trai nhỏ của họ thường gọi các cuộc thảo luận về y học là “chuyện con gái.”

Hãy xem xét câu đố sau đây: Một cậu bé và cha của em gặp tai nạn và được đưa vào bệnh viện. Bác sĩ

phẫu thuật nói: “Tôi không thể phẫu thuật cho cậu bé này được, vì nó là con trai của tôi.” Có chuyện gì xảy
ra ở đây vậy? Khi tôi kể cho các bác sĩ nữ bạn tôi câu đố này, ngay cả họ cũng không thể đoán ra được
rằng bác sĩ phẫu thuật trong câu đố chính là mẹ của cậu bé. Họ đã cố gắng tìm những câu trả lời phức tạp
cho câu đố này, tất cả đều liên quan đến một bác sĩ nam. Sau khi nghe được lời giải đố thì họ cảm thấy rất
ngượng ngùng vì chính họ cũng rơi vào cái bẫy cũ rích này.

Khi suy nghĩ lại về các thông điệp tôi đã nhận được, tôi thấy rõ rằng có nhiều cá nhân cụ thể có ảnh

hưởng lớn đến cuộc sống của mình – một số thì động viên còn số khác thì không. Khi tôi khoảng mười bốn
tuổi, gia đình tôi có một người bạn là một nhà giải phẫu thần kinh người. Tôi rất thích bộ não và cuối cùng
đã tập trung mọi can đảm để hỏi ông về công việc của mình. Ông nghĩ rằng câu hỏi của tôi thật “con nít”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.