NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 40

nhất với các kỹ năng và lòng đam mê của họ. Điều này cũng tương tự như quá trình phát triển một sản
phẩm hay thiết kế một phần mềm mới – việc liên tục thử nghiệm nhiều thứ cho đến khi bạn tìm ra cái gì có
hiệu quả là rất quan trọng. Nếu bạn cố định với con đường của mình quá sớm thì rất có thể nó sẽ dẫn bạn đi
sai hướng.

Tôi đã gặp nhiều sinh viên đưa tôi xem bản đồ chi tiết về những gì họ đặt kế hoạch để làm trong năm

mươi năm tiếp theo. Điều này không chỉ phi thực tế mà còn thể hiện sự hạn chế một cách đáng buồn. Có
rất nhiều trải nghiệm bất ngờ phía trước cho bạn, nên cách tốt nhất là luôn mở to mắt tìm kiếm các cơ hội
khác nhau thay vì cứ mù quáng gắn mình vào những lựa chọn tự hiện ra cho bạn một cách may mắn. Lập
kế hoạch một nghề nghiệp nên được xem như là đi du lịch ở nước ngoài. Ngay cả khi bạn chuẩn bị cẩn
thận, có một hành trình cụ thể và một nơi để ở lại vào ban đêm, nhưng những trải nghiệm thú vị nhất lại
thường không nằm trong kế hoạch. Biết đâu bạn có thể gặp một người thú vị nào đó chỉ cho bạn thấy
những nơi không có trong sách hướng dẫn, hoặc bạn có thể lỡ chuyến xe lửa và cuối cùng trải qua những
ngày khám phá một thị trấn nhỏ bạn không có kế hoạch đến thăm. Tôi đảm bảo rằng những điều bạn nhớ
sau chuyến du lịch sẽ không phải là những điều trong lịch trình ban đầu của bạn. Chúng sẽ là những điều
bất ngờ xuất hiện trong chuyến đi, và làm bạn ngạc nhiên trên suốt chặng đường.

Điều này đúng với tất cả các dạng hoạt động. Ví dụ như hầu hết những khám phá lớn trong khoa học

đều xuất phát từ việc lưu ý đến những kết quả khác thường và việc giải thích những điều bất ngờ tìm thấy.
Các nhà khoa học thành công đã nhanh chóng học được rằng họ không nên e ngại những dữ liệu đưa họ
vào những nơi chưa từng biết đến. Thay vì vứt di đữ liệu không phù hợp với các kết quả mong đợi hay ghi
chép chúng lại như những kết quả sai lạc, các nhà khoaa học giỏi nhất bám theo những điều lạ thường và
biết rằng đây là nơi mà những đột phá được thực hiện. Trong thực tế, bằng cách luôn thức tỉnh trước các
mâu thuẫn, các nhà khoa học thường mở ra những lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới và thực hiện những
khám phá đáng ghi nhận. Chẳng hạn, từ những ngày đầu của kính hiển vi, vào giữa những năm 1800, các
nhà khoa học thấy rằng có hai lớp tế bào lớn trong não, mà họ gọi là một tế bào thần kinh và tế bào thần
kinh đệm. Họ giả định rằng tất cả các hành động thực tế đều xảy ra trong các tế bào thần kinh và rằng tế
bào thần kinh đệm, theo nghĩa đen trong tiếng Hy Lạp là “keo”, chỉ đóng vai trò như một loại “giàn giáo”,
hỗ trợ cấu trúc cho tế bào thần kinh. Ý tưởng này được giữ trong suốt hơn 150 năm, và các nhà khoa học
đã dành hầu hết nỗ lực của họ đề nghiên cứu tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, trong hai mươi năm vừa qua, tế bào thần kinh đệm, với số lượng nhiều hơn đến gấp mười

lần so với tế bào thần kinh trong não, đã được phát hiện đóng góp rất nhiều vai trò quan trọng trong hệ
thống thần kinh. Bruce Ransom, biên tập viên sáng lập tập san khoa học Glia, là người tiên phong trong
lĩnh vực này. Ông và các nhà khoa học khác trên thế giới đã chứng minh rằng các tế bào thần kinh đệm
đang tham gia tích cực vào các hoạt động trong hầu như tất cả chức năng của não bộ. Thậm chí sự chuyển
tiếp tế bào – sự tương tác được nghiên cứu nhiều nhất giữa các tế bào thần kinh – cũng liên quan đến các tế
bào thần kinh đệm. Bruce, cũng là một nhà thần kinh học, tin rằng các tế bào thần kinh đệm chưa cho
chúng ta thấy tất cả các bí mật của chúng, và các tế bào này liên quan một cách mật thiết đến nhiều bệnh
thần kinh.

Đây là một trường hợp nhắc nhở quan trọng rằng các ý tưởng có thể hấp dẫn đến nỗi chúng thực sự

cản trở tiến bộ. Con người bám vào chúng và không thấy được các lựa chọn thay thế hữu hiệu khác. Trong
vô thức, họ “điều chỉnh” các kết quả gây mâu thuẫn để khiến chúng phù hợp với các lý thuyết hiện hành.
Khi nhìn lại, có vẻ rõ ràng rằng tế bào thần kinh đệm đóng một vai trò quan trọng trong não. Mặc dù vậy
những người bắt đầu làm nghiên cứu trong lĩnh vực này hai thập kỷ trước xem như đã phải chấp nhận một
rủi ro, bằng cách bước ra khỏi một con đường đã được định sẵn để khám phá vùng đất mới trong khoa học.

Hầu hết các sự kiện và những phát hiện đều rất đáng chú ý khi nhìn lại. Randy Komisar tuyên bố rằng

sự nghiệp của mình có ý nghĩa nhiều hơn khi nhìn qua tấm gương chiếu hậu so với nhìn qua kính chắn gió.
Tuyên bố này đúng đối với hầu hết chúng ta. Khi bạn nhìn lại con đường sự nghiệp của mình thì câu
chuyện này hoàn toàn có lý. Tuy nhiên, con đường phía trước lại luôn mờ nhạt và có hàng loạt những điều
bấp bênh chẳng biết kéo dài đến tận đâu, vì vậy chúng ta thật dễ nản lòng do thiếu tầm nhìn về tương lai.
Nhưng bạn vẫn có thể làm những việc khiến cơ hội lớn đến với bạn nhiều hơn.

Randy đã dành nhiều thời gian suy nghĩ làm thế nào để hình thành một sự nghiệp, và những hiểu biết

của ông rất sâu sắc. Ông cho rằng nên xây dựng một sự nghiệp mà trong đó bạn tối ưu hóa chất lượng của
những người làm việc cùng bạn, điều đó cuối cùng sẽ giúp gia tăng chất lượng của những cơ hội trên con
đường của bạn. Những người tuyệt vời hỗ trợ lẫn nhau, xây dựng những mạng lưới có giá trị, và tạo ra một
dòng chảy ổn định của các cơ hội mới. Về cơ bản, hệ sinh thái mà trong đó bạn sống và làm việc là một
yếu tố rất lớn trong việc dự đoán các loại cơ hội sẽ xuất hiện.

Nhiều chuyên gia dày dạn cũng lặp lại ý tưởng này. Họ tin rằng sẽ là một sai lầm nếu bạn cố gắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.