Tóm tắt
Phần I: Giới thiệu sơ lược
Nếu tôi biết được khi tôi 20 được viết vào năm 2009 bởi nữ tác giả Tina Seelig – Tiến sĩ về thần kinh
học tại trường Y Standford, đồng thời là giám đốc điều hành chương trình kinh doanh kĩ thuật Standford.
Ngoài ra, bà còn tham gia và đóng góp cho rất nhiều hoạt động khác của ngôi trường này. Bà cũng tham
gia diễn thuyết và tổ chức nhiều buổi hội thảo cho nhiều nhà điều hành thuộc các lĩnh vực các khau, bà còn
viết sách cho cả người lớn và trẻ em…
Sách đề cập đến những vấn đề quản trị và tư duy và xây dựng mối quan hệ dành cho những Sinh Viên
hoặc những cá nhân đang gặp sự cố trong công việc và khởi nghiệp. Một vài nội dung như: Vượt khỏi giới
hạn và đi ra khỏi cách suy nghĩ thong thường, phá bỏ lối mòn tư duy, các case study được lồng vào câu
chuyện làm cho người đọc dễ hình dung và liên tưởng vấn đề, các case study về sáng tạo và giải quyết vấn
đề cũng rất thực tế và được phân tích từ những tổ chức, trường đại học hang đầu thế giới bởi những chuyên
gia hàng đầu như Steven Jobs…
Sách được Nhà Xuất Bản trẻ in ấn và phát hành đầu năm 2011. Đây là 1 cuốn sách mỏng, dễ đọc, ngôn
ngữ gần gũi và dễ hiểu. Sách được BXB in có khổ A5 và dày 251 trang.
Phần II: Tóm tắt nội dung
Sách được chia làm 10 chương và đề cập đến những vấn đề khác nhau, đi theo 1 trình tự rõ ràng.
PART A
a. Chương 1: Mua một, tặng hai
Chương 1 đề cập đến tư duy sang tạo và giải quyết vấn đề, không bị khó khăn làm nản chí.
Trong này, tác giả đã đưa ra những case study về khả năng kinh doanh với 1 số vốn ít ỏi (5$ hoặc thậm
chí là từ những cái kẹp giấy thong thường) để tạo nên giá trị. Qua đó, ta thấy được một bức tranh đa chiều
bởi các góc nhìn khác nhau. Mỗi góc nhìn sẽ cho ta một con đường để thực thi, mỗi chiến lược sẽ cho ta
những cách tiếp cận khác nhau, mỗi giải pháp sẽ làm cho vấn đề đó khác đi… Nhìn chung, ngay từ chương
đầu bạn đã nhận ra đây là 1 quyển sách thực tế và khá dễ đọc. Và dường như giống như tựa sách “thế giới
rộng lớn chúng ta còn nhiều việc phải làm” của Kim Woo Chung, chương 1 có đề cập đến đoạn:
“Cơ hội có rất nhiều trong cuộc sống. Ở bất kì thời điểm nào và bất kì nơi đâu bạn cũng có thể nhìn
quanh và tìm ra được các vấn đề cần được giải quyết”.
Tư duy này giúp chúng ta luôn tìm tòi, mày mò, cải tiến những gì chưa hoàn thiện xung quanh. Rất có
ích cho công việc của chính chúng ta. Bên cạnh đó, có những case quá khó, gần như không giải quyết được
thì vẫn còn đó những phương thức hiệu quả để biến không thành có, biến khó thành dễ… Chỉ cần thay đổi
thái độ của chúng ta khi nhìn nhận vấn đề, chúng ta có những giải pháp hiệu quả rất dễ nhận thấy mà chúng
ta vì quá máy móc nên vô tình bỏ qua chúng.
“Hầu hết mọi người đều tiếp cận vấn đề như thể chúng không bao giờ giải quyết được, nên họ không
thấy được những giải pháp sang tạo ngay trước mặt mình”
Và như 1 lời kêu gọi dường như quen thuộc với chúng ta:
“Nếu vấn đề càng lớn thì cơ hội cũng sẽ càng lớn. Chẳng ai trả cho bạn đồng nào cho việc giải quyết
1 vấn đề chẳng đáng gì cả”.
Sau nhiều trải nghiệm đó đó, chắc chắn chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá dù
kết quả của nó có thế nào. Và cũng như nhiều tác giả khác, Tina cho rằng:
“Chìa khóa của thành công là khả năng rút ra được những bài học từ mỗi kinh nghiệm và tiếp tục
bước tới với những kiến thức mới ta đã học được.”
b. Chương 2: Rạp xiếc đảo lộn
Chương này, tác giả đề cập đến những thách thức từ cuộc sống, đơn cử là tại sao chúng ta có xu hướng
tránh né các khó khăn mà không dám đương đầu với nó. Điều này đang xảy ra rất thường xuyên tại xã hội
của chúng ta và nhiều các vùng đất, lãnh thổ khác kể cả các nước phát triển như Tây Ban Nha, Đan Mạch,
Thủy Điển… Với nhiều câu chuyện về các cá nhân thành công khi đối mặt với khó khăn, tác giả cho rằng:
“Về cơ bản, chúng ta không được dạy để nắm lấy các khó khăn. Chúng ta được dạy khó khăn là những
thứ cần phải tránh hoặc là những điều để phàn nàn”
Vẫn bằng cách đưa ra các case study mà tác giả đã thực hiện với sinh viên của mình tại trường đại học