standford, tác giả dẫn nhập chúng ta đến 1 tư duy cần thiết và thêm cơ sở niềm tin cho một câu nói:
“Không có 1 giới hạn nào cho độ lớn của các vấn đề mà bạn cần giải quyết”.
Câu này dường như muốn nhấn mạnh rằng khả năng của chúng ta không thể đo được với những phạm vi
thông thường. Bình thường chúng ta vẫn thường gặp trường hợp bản thân chúng ta khi nhận 1 thách thức
nào đó, chưa bắt tay vào thực hiện thì đã cho rằng chúng ta không thể rồi. Như tôi, có lần đứng xem tập leo
núi ở sân vận động phan đình phùng, tôi tự nhủ rằng tôi không thể làm được điều như người ta đang làm
(dù cho tôi có chứng kiến 1 cô bé người nước ngoài, nhỏ xíu nhưng cũng đã leo lên được 6, 7m của bức
tường). Và đúng thật, đến giờ tôi vẫn chưa chạm tay vào bức tường đó dù rất muốn trèo lên…
“Giữa việc không làm gì cả và làm điều gì đó chỉ cách nhau 1 quyết tâm nhỏ, nhưng hai lựa chọn này
có thể mang đến 2 kết quả hoàn toàn khác biệt”
Nội dung chủ đạo xuyên suốt chương 2 đó là dám chấp nhận thử thách và tận dụng cơ hội từ những
thử thách đó. Hàng ngày, chúng ta vẫn đối mặt với chúng nhưng chúng ta đã vô tình bỏ qua tất-cả-những-
vấn-đề-cần-được-cải-thiện. Thậm chí, tôi cho rằng khi đi qua 1 con đường mà chúng ta không tìm ra cho
mình 1 vấn đề, thì tức là chúng ta đã bỏ qua 1 núi tiền có thể tìm được từ con đường ấy.
c. Chương 3: Bikini hay là chết?
Chương này nói đến những quy tắc do chính chúng ta đặt ra, và vô tình nếu chúng ta chỉ bị bó gọn
trong các quy tắc đó thì sẽ chẳng có gì mới cả. Không vượt qua được giới hạn của cái hộp, chúng ta sẽ
chẳng biết bên ngoài cái hộp có những gì (thinking out the box). Những quy tắc về sự hiểu biết làm chúng
ta sợ hãi và rụt rè. Chẳng hạn khi bạn có 1 ý tưởng khó khăn nào đó, bạn mang nó trình bày với vài người
bạn, đa số họ sẽ cho bạn câu trả lời ngay lập tức đó là “không thể!”. Chính điều này đã cướp mất của chúng
ta nhiều sự nỗ lực và mày mò mà đáng ra theo đuổi nó chúng ta sẽ có được. Tất cả những ý tưởng thoạt đầu
nghe rất là dở và hời hợt, thế nhưng nếu để ý kĩ hơn và chau chuốt cho nó hơn, có thể nó sẽ trở thành 1 ý
tưởng thật tuyệt vời.
Chương này làm tôi nhớ đến những kĩ năng làm việc nhóm, đa số chúng ta thường vùi dập vấn đề của
nhau mà ít khi xây dựng chúng theo hướng tích cực. Đó là lí do tại sao trong kĩ năng brainstorming lại có 1
quy chế là không chê bai các ý tưởng dù nó dợ của khác. Thường thì, những mục tiêu lớn bao giờ cũng
thúc đẩy chúng ta hơn những mục tiêu nhỏ, do đó hãy chọn cho mình 1 mục tiêu lớn và kiên trì theo đuổi
nó, sẽ dễ hơn chúng ta chọn những mục tiêu nhỏ để rồi sẽ hời hợt và vô trách nhiệm với năng lực và khả
năng của mình.
“Hãy suy nghĩ càng lớn càng tốt. Thường thì những mục tiêu lớn thường dễ thực hiện hơn những mục
tiêu nhỏ”
Cuối chương tác giả có đề cập đến vấn đề thay đổi thói quen và cách suy nghĩ. Chúng ta chỉ tập trung
vào hiệu quả đang có mà ít nghĩ đến những hiểu quả có thể to lớn hơn nếu thay đối 1 chút xíu trong quy
trình thực hiện.
“Tất cả những thứ hay ho sẽ xảy ra khi bạn làm những điều không giống bước tự động tiếp theo trong
1 quy trình”.
d. Chương 4: Vui lòng lấy ví của bạn ra
Chương này tác giả muốn đề cập đến những vấn đề của bản thân mỗi con người. Tác giả cho rằng:
“Theo thời gian, tôi ngày càng nhận thức rõ rang hơn rằng thế giới được chia thành 2 nhóm: những
người đợi sự cho phép hay ủng hộ của người khác để làm điều mình muốn, và những người tự trao cho
mình quyền đó”
Thông thường, chúng ta cần động viên từ người khác để có động lực làm tốt 1 vấn đề nào đó, những
lời động viên ấy, rất quan trọng. Nhưng cũng có những người họ tự cho họ nguồn năng lượng, họ tự cho
rằng họ có khả năng viết sách, họ tự cho rằng họ là 1 CEO (dù thành lập ra cty chỉ có 1 mình nhưng họ vẫn
cho họ quyền hạnh phúc vì đó, vì theo quan điểm thông thường, lãnh đạo là phải được người khác đề bạt
lên). Để rõ rang ý này, tác giả có nhấn mạnh:
“Một số người tự nhìn vào bên trong mình để tìm kiếm động lực, còn những người khác thì đợi các lực
bên ngoài đẩy mình đi.”
Chương này, tác giả có đề cập đến sự thành công của vài cá nhân đã áp dụng phương pháp “tự tin vào
chính mình là thế mạnh”.
Trong chương này có 1 câu chuyện vui về người đàn ông suốt ngày đến nhà thờ cầu nguyện mình sẽ
trúng vé số. Sau một thời gian dài cầu nguyện mà ko trúng số, ông ngẩng mặt lên trời và trách chúa đã
không phù hộ mình, sau đó chúa trả lời ông rằng ít ra ông cũng phải tạo cơ hội cho chúa phù hộ ông bằng
cách ông phải mua vé số. Trong 1 vài trường hợp, chúng ta phải tự tạo ra điều kiện để người khác hỗ trợ