1 hành trình cứng nhắc, họ không ngừng lưu tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh mình”
c. Chương 8: Hãy vẽ luôn hồng tâm quanh mũi tên.
Chúng ta phải học cách trân trọng những gì người khác làm cho chính bản thân ta. Nếu bạn trân trọng
và suy nghĩ về nó, bạn sẽ nhìn ra được nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ đơn thuần là 1 món quà hay 1
sự giúp đỡ.
“Tất cả những gì một ai đó làm cho bạn đều hàm chứa chi phí cơ hội, nghĩa là nếu anh ta đã dành
thời gian trong ngày của mình để tiếp bạn thì phải có điều gì đó anh ta đã không làm cho chính mình.”
Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta hành xử 1 cách vô trách nhiệm. Tác giả đưa đến 1 ví dụ khi bạn cãi
nhau hay làm điều gì đó ko tốt với 1 ai đó ngoài đường, bạn có chắc rằng bạn sẽ không gặp lại họ lần nữa?
Thậm chí bạn sẽ gặp họ với vai trò là người sẽ phỏng vấn bạn vào cty mà bạn đang mong muốn?? Lúc ấy,
chuyện cãi nhau kia sẽ làm cho bạn rớt từ vòng gửi xe. Hay thậm chí khi bạn nghỉ việc, bạn có chắc rằng
bạn sẽ để lại ấn tượng tốt cho đồng nghiệp của mình dù cho trước đây bạn rất vui vẻ hòa đồng với mọi
người, nhưng có khi bạn lại chưa bàn giao hết công việc khi bạn nghỉ, thì chắc rằng sau khi nghỉ bạn sẽ có
vài cái hắt xì vì bị phàn nàn… blah blah blah…
Một câu nói để luôn nhắc nhở chúng ta cẩn trọng trong cách hành xử là:
“Hãy ghi nhớ rằng quanh đi quẩn lại chỉ có 50 người trên thế giới.”
Hay quả đất rất tròn, nên đừng dại gì mà đi gây chuyện với người lạ, thay vào đó hãy giúp đỡ họ, biết
đâu họ sẽ cho mình 1 điều gì đấy tuyệt vời sau này?
Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến thương hiệu cá nhân. Tức là danh tiếng của bạn, tác giả cho
rằng danh tiếng bản thân chính là tài sản giá trị nhất của bạn, nên hãy bảo vệ nó thật tốt. Đương nhiên,
chúng ta sẽ không hoàn hảo, chúng ta sẽ không cố ý nhưng lại vô tình làm mích long ai đó, cách tốt nhất là
giải quyết sự hiểu lầm đó ngay lập tức. Còn nếu không? Hãy luôn ghi nhớ và nghĩ về nó như 1 vấn đề đau
đầu, tìm ra giải pháp để thay đổi tình huống đó nếu chúng ta tiếp tục gặp phải. Hãy nhớ đến quy tắc Win –
Win. Chìa khóa để đàm phán thành công là khám phá ra lợi ích của mọi người để bạn có thể tối đa hóa kết
quả cho tất cả các bên. Hãy học các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thương lượng… đừng đánh
giá thấp chúng, chỉ cần có nhũng thứ trên, kết hợp với khả năng của mình, cơ hội và thành công sẽ liên tiếp
đến với bạn.
Cuối chương, tác giả cũng đề cập đến sự hiệu quả của công việc bằng cách đưa ra “quy luật 3”.
Con người chỉ làm tốt nhất và hiệu quả nhất khi họ tập trung cho 3 thứ. Bạn phải có sự lựa chọn ưu
tiên trong mọi tình huống, chỉ 3 việc thôi nhé, đừng ôm đồm quá nhiều thứ, sẽ hư bột hư đường đấy! (Cái
này hay, mọi người nên tìm hiểu thêm thông tin trên mạng hoặc các sách khác để bổ sung rõ hơn).
d. Chương 9: Phần này có thi hay không?
“Biện minh là vô nghĩa, hoặc nói thẳng ra, biện minh là trò nhảm nhí! Chúng ta kiếm cớ để che đậy
một thực tế là chúng ta đã không đủ nỗ lực cho công việc. Bài học này chạm đến tất cả mọi mặt.”
Chúng ta thường được khuyển khích hoàn thành mọi thứ ở mức độ hài long. Nghĩa là chúng ta được
khuyển khích (có thể bằng 1 cách tế nhị hoặc không) chỉ làm với khối lượng ít nhất có thể để đáp ứng được
yêu cầu mà thôi. Tác giả ví dụ trường hợp giáo viên cho bài tập và nêu rõ vấn đề cần thiết và đưa ra những
gì cần thiết để đạt được những thang điểm cụ thể. Trong trường hợp này, học sinh thường hỏi giáo viên
rằng: “phần này có thi hay không?” Hãy làm tốt nhất những gì mình có thể làm, đừng tự hài long với bản
thân hoặc chỉ làm đạt-mức-yêu-cầu. Bạn phải trở nên xuất sắc, phải quyết định đi xa hơn nhưng gì được
mong đợi ở bạn ở tất cả mọi thời điểm. Bởi vì, nếu bạn thật sự muốn đạt được 1 điều gì đó thì nó hoàn toàn
phụ thuộc vào bản thân bạn. Sự thành công của bạn xuất phát từ sự tập trung với long kiên trì không bao
giờ suy giảm và hiểu rằng bạn đã đặt toàn bộ trái tim và tâm hồn vào tất cả mọi thứ bạn làm. Hãy tập trung
vào mục tiêu, đôi khi chúng ta bị phân tán bởi những tư tưởng ngoài làm cho hiệu quả thuyên giảm đi rất
nhiều.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng để thành công trong 1 môi trường kinh doanh, ý chí tập trung vào mục
tiêu sẽ tạo ra năng suất cao hơn là cạnh tranh.”
e. Chương 10: Những tạo tác từ thực nghiệm.
Chương 10 chỉ là một vài lời chia sẻ về quyển sách, những lời khuyên đến độc giả của tác giả. Do đó,
chương này Eric sẽ không tóm tắt.
Phần III : Cảm nhận cá nhân
Đây là 1 quyển sách hay và dễ đọc. Tư duy rất thực tế và gần gũi với môi trường hiện tại chúng ta
đang sinh sống. Ngôn từ đơn giản và dễ hiểu nhưng lại bao hàm những ý sâu sắc mà bạn có thể tìm được