Ví dụ ở Hungary kia cũng tương tự như vậy, nhưng trường hợp này
lại được áp dụng trên con người.
Đầu tiên là bắt giữ và giam cầm. Giả sử, những nạn nhân sẽ bị treo
cánh tay lên cao trong suốt năm giờ đồng hồ, bị đánh đập tàn nhẫn và
ngược đãi. Họ cố gắng cư xử đúng mực, nhưng dù có đúng mực đến
thế nào, họ vẫn bị hành hạ không thương tiếc. Họ đã bị chất vấn không
biết bao nhiêu lần: Có biết tại sao mày lại bị bắt giữ hay không, hễ trả
lời không biết thì chỉ còn cách chờ đợt tra tấn mới mà thôi. Cái kia
phải không nhỉ? Hay cái này mới đúng? Dần dần, người đó sẽ tự đưa
ra phương án về những điều bản thân không nên làm.
Ở đấy họ sẽ được tán dương kịch liệt, được trao gởi tình cảm, đón
nhận những phần thưởng như chocolate hay thuốc lá và được nâng niu
trân trọng. Nhưng khi nghĩ mình sẽ nhận tội, họ lại vô duyên vô cớ bị
hành hạ lần nữa. Ngay lúc ấy, người đó sẽ không ngừng đoán xem liệu
đối phương – cũng chính là người đang tra hỏi mình – thật sự đang
muốn gì. Bản năng sinh tồn của anh ta sẽ được đánh thức và nếu anh
ta vẫn tiếp tục giữ lấy những thứ như là tư tưởng hay niềm tin sống từ
trước đến nay của mình, não bộ anh ta sẽ tự động ghi nhận đây là tín
hiệu nguy hiểm và rồi cải biến nó. Người đó sẽ không chịu thừa nhận
những tội lỗi do người tra khảo chỉ thị mà sẽ tự mình nghĩ ra những tội
danh giả mạo khác. Tuy nhiên, nếu não bộ vẫn có thể nhận thức được
đây chỉ là giả dối thì bản thân sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng; bởi
vậy anh ta buộc phải tự thay đổi bản thân và khiến não bộ chấp nhận
đấy là sự thật. Và rồi trong thực tế, anh ta sẽ bị phán xét bằng những
tội danh không có thực ấy. Đương sự sẽ không nghĩ rằng mình đang bị
ép buộc, bởi vì chính bản thân họ muốn khai nhận như thế.
Không chỉ Hungary, ngay cả Mỹ cũng đã bắt đầu để mắt tới đặc tính
này của con người. Phương pháp tẩy não cận đại được sinh ra ở
phương Đông kia theo đó đã được nâng cấp ở phương Tây.
Subliminal là một hiệu ứng rất nổi tiếng. Trong một thí nghiệm
được tiến hành, người ta đã khéo léo lồng ghép vào bộ phim đang