NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 5

Vì thế việc ra đời của quyển sách Ngàn năm áo mũ là một sự cứu rỗi

may mắn. Có lẽ đây là một trong những tập tài liệu văn hóa, lịch sử trang
phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam, nếu
không nói là quốc tế, cho đến nay. Tác giả với vốn liếng ngoại ngữ và cổ
văn rất cao đã bỏ ra nhiều năm lăn lộn, tìm tòi ở các thư viện cũng như
dân gian ở Việt Nam và các nước, nhất là Trung Quốc, để có được những
tài liệu quý giá và chính xác đúc kết nên tác phẩm này.

Khi đọc Đại Việt sử ký toàn thư hay Lịch triều hiến chương loại chí

chẳng hạn, cái “Đinh tự cân”, hay mũ chữ “đinh” phổ biến suốt mấy thế
kỷ trong xã hội Việt Nam xưa đã làm điên đầu độc giả ngày nay. Hay thắc
mắc về kiểu cắt tóc mười phân của các đời Lý, Trần, Lê, hoặc hồng bào
của các hoàng đế Việt trước “thiên triều”. Và rất nhiều những loại áo, mũ
nữa. Tất cả được tác giả giải thích với minh chứng khoa học và minh họa
chính xác trong tập nghiên cứu Ngàn năm áo mũ này.

Xin chân thành cảm ơn tác giả Trần Quang Đức vì đã bỏ công sức

khổ nhọc và thì giờ quý báu nhưng xứng đáng của anh trong việc biên
soạn quyển sách dầy giá trị này.

Hà Nội, ngày 19.2.2013

Trịnh Bách

LỜI TỰA 2

Thiên Quan nghĩa trong Kinh Lễ có câu: “Phàm người mà có thể

là người cho đúng nghĩa là nhờ lễ nghĩa, mà mở đầu của lễ nghĩa là ở
dung thể được đoan chính, nhan sắc được trang nghiêm, lời nói được
cung thuận. Dung thể đoan chính, nhan sắc trang nghiêm, lời nói cung
thuận thì sau lễ nghĩa mới đầy đủ, để chính đạo vua tôi, thân đạo cha
con, hòa đạo lớn nhỏ. Đạo vua tôi chính, đạo cha con thân, đạo lớn nhỏ
hòa rồi sau lễ nghĩa mới lập. Cho nên đội mũ rồi sau trang phục mới đầy
đủ, trang phục đầy đủ rồi sau dung thể mới đoan chính, nhan sắc mới
trang nghiêm, lời nói mới cung thuận. Cho nên nói rằng lễ đội mũ là mở
đầu của lễ, vì thế thánh vương thời cổ rất coi trọng lễ đội mũ
”.

Cổ nhân cho rằng trang phục là một phần quan trọng, thậm chí là

mở đầu của lễ, cũng tức là văn minh, để con người đúng nghĩa là con
người, khác với cầm thú.

Nước ta vốn xưng là nước văn hiến, các chính thể quân chủ lịch

triều đều có khát vọng muốn xây dựng ở cõi Nam một hệ thống điển
chương chế độ “không kém” (vô tốn) Hoa Hạ (Trung Quốc), và hầu cũng
tự hào đã từng là chốn “lễ nhạc y quan sở tụy, thanh danh văn vật sở đô
(nơi tụ hội mũ áo lễ nhạc, văn vật thanh danh). Vật đổi sao dời, ngày nay
nhìn lại, sinh sau nghìn năm mà muốn nói chuyện nghìn năm trước,
cũng không phải dễ dàng. Giờ đây muốn khảo lại y quan của cổ nhân,
ngõ hầu không thẹn như Tịch Đàm vong tổ, thì văn hiến không đủ, văn
vật cũng thưa, chỉ biết trông vào những ghi chép của các bậc tiền nhân
như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ v.v. hay chính sử, hội
điển các vương triều, nhưng chữ nghĩa kỳ khu, danh vật xa cách, cũng
thật khó mà hình dung tưởng tượng ra được.

Trần Quang Đức tiên sinh dành tâm huyết mấy năm để truy khảo

mũ áo nghìn năm. Ông có nhã ý đưa tôi xem bản thảo. Là người có học
chút ít chữ nho, thích truy tìm cổ điển, được cuốn sách của ông đưa vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.