một dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn không.
Tại sao phần lớn những lời bao biện đều vớ vẩn
Bao biện là căn bệnh của tất cả mọi người. Dù bạn có thành công đến đâu, thì chắc chắn cũng
có đôi lúc bạn nảy ra một lý do để không phải làm một việc gì đó. Đó là lý do tại sao việc
hình thành nên những thói quen để ngăn chặn và vượt qua tư tưởng “bao biện” là điều vô cùng
quan trọng.
Trong phần còn lại của cuốn sách, chúng ta sẽ xem xét danh sách những thói quen tích cực có
thể được lồng ghép vào lịch trình bận rộn hằng ngày của bạn. Tôi đặt tên chúng là những thói
quen chống lại sự trì hoãn (APH – anti-procrastination habits) bởi chúng giúp bạn hành động
ngay cả khi bạn cảm thấy lười biếng hoặc không có chút động lực nào.
Không chỉ đề cập đến từng thói quen, chúng tôi còn nói về cách chúng giải quyết được một
trong bảy lý do phổ biến mà mọi người thường mang ra để bao biện cho việc trì hoãn. Và một
khi bạn đã hiểu được cách để vượt qua định kiến giới hạn bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng việc
kháng cự lại sức hấp dẫn của việc trì hoãn quá ư dễ dàng.
Hãy bắt đầu hành trình với thói quen mà tôi nhận thấy là quan trọng nhất để trở thành một
người nói “không” với trì hoãn.
APH 1.Sử dụng quy tắc 80/20 để ra quyết
định
Lý do bị loại bỏ: “Giờ tôi không có thời gian”
Chúng ta thường trì hoãn bởi mớ công việc đang ngập đầu ngập cổ. Theo tôi, lý do kém thuyết
phục này là một triệu chứng cho thấy bạn không xác định được đâu là điều thực sự quan trọng