một nỗi sợ hãi lớn. Không cần biết ý nghĩ nào đang lướt qua đầu bạn, nhưng có những lúc
chúng ta thường trì hoãn một công việc bởi nó chẳng có vẻ gì là quan trọng.
Một trong những liều thuốc đơn giản nhất để chữa căn bệnh “chẳng quan trọng lắm” là phát
triển thói quen ra những quyết định đơn giản. Hoặc là bạn tập trung hoàn thành nó hoặc là lấy
can đảm loại bỏ nó khỏi những việc cần làm. Một trong những cách tốt nhất để vượt qua được
sự trì hoãn là đưa ra những quyết định khó khăn trong cuộc sống – kể cả việc loại bỏ những thứ
đôi khi có vẻ quan trọng.
Lý do 2: “Tôi cần làm... trước”
Nhiều dự án thường bị đình lại bởi có một công việc đặc biệt bức thiết khác chen chân. Dù đó
là một cú điện thoại, một dự án chen ngang hay một vụ mua bán đơn giản, thì những điều này
cũng rất dễ tạo ra sự trì hoãn khi phải hoàn thành chúng trước mọi công việc khác.
Bạn có thể loại bỏ lý do này vĩnh viễn bằng cách phát triển thói quen xác định một cách trọn
vẹn từng dự án. Yếu tố then chốt ở đây là chia nhỏ chúng thành một loạt những hành động nhỏ
mà bạn thực hiện hằng ngày.
Lý do 3: “Tôi cần thêm thông tin”
Đôi khi, đây là một lý do hợp lý. Chúng ta thường có những công việc đòi hỏi phải được
nghiên cứu kỹ càng trước khi bắt tay vào thực hiện. Mặc dù vậy, đây cũng khó có thể là một lý
do chính đáng nếu bạn thực hiện công việc đó theo tuần.
Giải pháp đơn giản nhất dành cho vấn đề này chính là lấy thêm thông tin. Không bao giờ nên
lấy việc không biết cách làm để làm lý do né tránh một dự án. Ngày nay, không khó để học các
kỹ năng hay tìm người trợ giúp.
Lý do 4: “Tôi bị quá tải”
Chúng ta ai cũng đều từng bị quá tải. Nó khiến chúng ta có cảm giác như dù có ”ba đầu sáu
tay” thì chúng ta cũng không hoàn thành hết được. Vấn đề này thường xảy ra với những người
cảm thấy mình phải có trách nhiệm tự làm tất cả mọi việc.