quen đều được hình thành theo cùng một cách. Khi hiểu được cách nó vận hành, bạn có thể tự
tin áp dụng mọi lề thói mới và làm theo một cách kiên định.
Giả sử bạn muốn viết 30 phút mỗi ngày. Bạn tạo lập thói quen này bằng cách làm theo hướng
dẫn mà những người khác từng sử dụng:
* Mỗi ngày, hãy dành một khoảng thời gian cho thói quen này.
* Tạo ra một cách nhắc nhở vào một thời điểm cụ thể để thực hiện thói quen này.
* Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu nhỏ (như dành 5 phút để viết lách chẳng hạn).
* Hãy theo dõi thói quen này để đảm bảo bạn đang làm nó mỗi ngày.
* Lên kế hoạch cho những ngày mà bạn “không có hứng” để viết.
* Nâng dần nỗ lực của bạn cho đến khi bạn viết đều đặn 30 phút mỗi ngày.
Dù tốt hay xấu thì mọi thói quen đều được hình thành từ việc lặp đi lặp lại. Có những thời
điểm trong cuộc đời, thói quen trì hoãn có cơ hội phát triển bởi nó đem lại cho bạn “cảm giác
vui sướng” trong một thời gian ngắn. Song, điều mà bạn đã không làm là học cách vượt qua
“cảm giác lười biếng” đó để thực hiện những việc cần làm.
Một trong những lý do lớn nhất giải thích cho việc mọi người thường hay trì hoãn là công việc
đó mâu thuẫn với những thói quen sẵn có của họ. Bất cứ khi nào bạn cố gắng làm một điều gì
đó mà không phải những việc bạn làm hằng ngày, bạn sẽ cần phải có nỗ lực và ý chí thì mới
hoàn thành được nó. Điều này càng đúng hơn nếu đó là một công việc nhàm chán.
Giải pháp đơn giản nhất để vượt qua sự trì hoãn không phải là chiến đấu với nó. Thay vào đó,
bạn cần thay thế nó bằng những lề thói tích cực có lợi cho cuộc sống của bạn.
Bạn sẽ thấy rằng, khi một công việc khó khăn trở thành một thói quen, nó sẽ không còn bị trì
hoãn. Bạn sẽ làm nó một cách rất tự nhiên – như đánh răng, xem tivi hay lái xe. Tất cả những gì
bạn cần đó là một bản hướng dẫn giúp bạn phân chia mọi công việc thành những việc làm nhỏ
hằng ngày và hoàn thành những việc làm nhỏ đó.