thích một cách đơn giản rằng bạn cần phải tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất và
sau đó yêu cầu chuyển những hoạt động khác cho một người nào đó.
Bước 4: Đừng nhồi thêm vào mà hãy thay thế
Khi bắt đầu một dự án mới, cương quyết không nhét thêm nó vào danh sách những việc cần làm
vốn đã chất đống của bạn. Việc nhồi nhét thêm đó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy quá tải mà thôi, và
đây chính là căn nguyên lớn gây ra sự trì hoãn. Thay vào đó, một giải pháp đơn giản hơn là thế
chỗ dự án đó vào một công việc không tạo ra kết quả.
Hãy nhớ rằng thời gian là hữu hạn. Nếu bạn cảm thấy dự án mới này đủ quan trọng để bắt tay
vào thực hiện, thì nó cần được thay vào chỗ của một hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn. Đó là
cách bạn có thể tập trung được vào các công việc mang lại 80% kết quả mà không bị chìm
nghỉm giữa đống công việc ngốn nhiều thời gian.
Bước 5: Hãy thực hiện “sự trì hoãn sáng tạo”
Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn chống lại sự trì hoãn, nhưng đôi khi, việc trì hoãn một
công việc nào đó cũng là một chiến thuật. Khi bạn biết một dự án không mang lại cho bạn 80%
hiệu quả, thì việc tạm gác lại nó đến “một ngày nào đó” cũng hoàn toàn hợp lý. Bạn sẽ chỉ làm
công việc đó nếu sau này nó trở nên quan trọng hơn trong cuộc đời của bạn.
Mấu chốt của sự trì hoãn sáng tạo là tạo ra một thói quen rà soát danh sách những công việc
tạm gác lại này. Theo tôi, bạn nên rà soát lại nó hằng tháng, theo dõi những mục tiêu của mình
và xác định xem bạn có thời gian cho những dự án mới hay không. Bạn không nhất thiết phải
hành động dựa trên những ý tưởng đó, nhưng ít nhất, thỉnh thoảng, bạn cũng nên xem xét chúng.
Áp dụng thói quen
Phải mất một khoảng thời gian việc thực hiện quy tắc 80/20 mới đi vào nề nếp. Ban đầu, sẽ
khá khó khăn để buông tay với những dự án mà bạn từng nghĩ nó quan trọng. Nhưng cuối cùng,
bạn cũng sẽ phát triển được một nhận thức trực giác về những gì mang lại giá trị và những gì
chỉ đang làm lãng phí thời gian của mình.
Để bắt đầu, tôi khuyên bạn nên làm những điều sau: