NGAY BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ - 23 THÓI QUEN CHỐNG LẠI SỰ TRÌ HOÃN - Trang 15

bạn trong việc chọn lựa những dự án nào nên thực hiện và những dự án nào cần phải né tránh.

Chúng ta đều bao biện cho việc trì hoãn, nhưng nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng,

bạn sẽ thấy phần lớn những lý do đều được hình thành bởi cảm giác nhiệm vụ đó không quan

trọng.

Vậy đâu là giải pháp?

Rất đơn giản: Hãy tạo ra thói quen liên hệ mọi công việc với một mục tiêu. Bất cứ khi nào bạn

bắt đầu một việc gì đó, hãy tự hỏi bản thân liệu công việc đó có phù hợp với kế hoạch dài hạn

của bạn không. Nếu nó liên quan trực tiếp đến một mục tiêu đã được viết ra, thì bạn hãy dành

thời gian để thực hiện nó. Song, nếu nó không hề liên quan đến một mục tiêu cụ thể nào, thì

đừng ngần ngại ủy quyền hay bỏ qua nó hoàn toàn.

Đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một vũ khí bí mật của bạn trong cuộc chiến chống lại sự trì hoãn.

Việc biết được đâu là điều quan trọng sẽ giúp bạn tạo ra một cái khung cho lề thói hằng ngày

của mình. Bạn sẽ không còn phải loay hoay với một công việc bất kỳ nào nữa, mà bạn sẽ hành

động bởi bạn biết nó phù hợp với kế hoạch dài hạn đến mức nào.

Bạn có thể áp dụng thói quen này bằng cách thường xuyên đặt ra những mục tiêu S.M.A.R.T., là

viết tắt của: Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Attainable),

Liên quan (Relevant) và Giới hạn thời gian (Time-bound).

Đây là cách nó vận hành:

Cụ thể

Bạn có 6 câu hỏi: Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Cái nào và Tại sao. Việc trả lời những câu hỏi

trên sẽ cung cấp cho bạn cách nhanh nhất để tạo ra một mục đích rõ ràng với một kết quả có

thể đo lường được:

* Ai: Ai có liên quan?

* Cái gì: Bạn muốn đạt được cái gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.