NGAY BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ - 23 THÓI QUEN CHỐNG LẠI SỰ TRÌ HOÃN - Trang 16

* Ở đâu: Bạn sẽ hoàn thành mục tiêu ở đâu?

* Khi nào: Khi nào bạn muốn thực hiện nó?

* Cái nào: Những yêu cầu và hạn chế nào có thể xuất hiện khi bạn thực hiện nhiệm vụ?

* Tại sao: Tại sao bạn làm nó?

Đây là một ví dụ điển hình về một mục đích cụ thể:

“Vào ngày 16 tháng 5, tôi sẽ gửi đến cấp trên của tôi một bài thuyết trình vô cùng ấn tượng kéo

dài 15 phút, trong đó cập nhật về dự án Nexus.”

Ví dụ này cực kỳ rõ ràng. Đến cuối ngày 16, bạn sẽ biết bạn có đạt được nó hay không.

Đo lường được

Khía cạnh thứ hai trong việc đặt ra mục tiêu S.M.A.R.T. là tạo ra một kết quả có thể đo lường

được. Một lúc nào đó, bạn muốn biết – mà không hề nghi ngờ – rằng bạn đã đạt được mục tiêu.

Ví dụ, “Thuyết trình” không phải là một kết quả có thể đo lường được. Trong khi đó, “Thuyết

trình 15 phút” lại có thể đo lường.

Hãy cụ thể hóa hết mức có thể những mục tiêu của bạn. Đừng chỉ nói bạn sẽ “học cách nói

trước đám đông.” Thay vào đó, hãy tạo ra hàng loạt thước đo mà tập trung vào sự cải thiện

liên tục.

Có thể đạt được

Hãy chắc rằng những mục tiêu của bạn là những mục tiêu có thể đạt được. Hãy đặt ra những

mục tiêu mang tính thách thức, nhưng có thể được hoàn thành nếu nỗ lực. Với ví dụ trên, bạn

không nên đặt ra mục tiêu thuyết trình tại một hội nghị quốc gia trong một khoảng thời gian quá

ngắn nếu bạn chưa bao giờ diễn thuyết trước đám đông. Một mục tiêu khả quan hơn đó là hãy

trình bày thật tốt trước một lượng khán giả nhỏ hoặc trong một sự kiện nhỏ tại địa phương.

Điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh theo đuổi những mục tiêu lớn. Mỗi khi hoàn thành một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.