NGAY BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ - 23 THÓI QUEN CHỐNG LẠI SỰ TRÌ HOÃN - Trang 18

* Sở thích và giải trí

* Những mối quan hệ

* Tôn giáo

* Tài chính

* Nghĩa vụ công

Bạn không cần phải tập trung vào tất cả những điều trên cùng một lúc. Thay vào đó, sẽ tốt hơn

nếu bạn tạo ra những mục tiêu cho từng lĩnh vực trong cuộc sống mà hiện tại có một ý nghĩa

mang tính cá nhân.

Cuối cùng, bạn nên hiểu sự khác nhau giữa hai dạng mục tiêu và cách chúng tác động đến khả

năng hoàn thành mọi việc của bạn.

Dạng mục tiêu đầu tiên là mục tiêu thành tích, trong đó bạn tập trung vào sự cố gắng, chứ

không phải kết quả. Mặc dù bạn muốn đạt được một cột mốc cụ thể nào đó, bạn cũng không coi

là thất bại nếu không đạt đến được nó. Ví dụ, một mục tiêu hiệu suất sẽ kiểu như sau: “Vào

ngày 1 tháng 6, tôi sẽ có một cuốn sách hoàn chỉnh gồm 15.000 từ được xuất bản trên nền tảng

Kindle của Amazon.”

Dạng thứ hai là mục tiêu kết quả, trong đó bạn muốn đạt được một kết quả cụ thể, có thể đo

lường được. Mặc dù thành tích cũng rất quan trọng, nhưng mối quan tâm chính của bạn sẽ là

đạt được con số đó. Nếu bạn không đạt được, thì mục tiêu của bạn coi như thất bại. Lấy một ví

dụ, bạn có thể điều chỉnh ví dụ trên như sau: “Vào ngày 1 tháng 6, tôi sẽ có một cuốn sách trên

Amazon Kindle với doanh số trung bình 10 cuốn một ngày.”

Đa phần, tôi khuyên bạn nên đề ra những mục tiêu thành tích thay vì những mục tiêu kết quả.

Điều quan trọng nhất là phát triển thói quen giúp bạn thúc đẩy bản thân và đưa ra hành động

theo ngày. Những mục tiêu kết quả có thể gây thoái chí nếu không đạt được những con số đã đề

ra. Những mục tiêu thành tích thường là tốt hơn bởi nó giúp bạn tập trung vào quá trình tự cải

thiện thay vì kết quả “được ăn cả ngã về không”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.