có một kết quả, nhưng quá trình để đạt được nó thường trở thành một công việc cực nhọc nhàm
chán. Đó chính là lý do tại sao việc biến mục tiêu thành một thực thể sống lại vô cùng quan
trọng.
Tôi không thực sự tin vào Luật Hấp dẫn, nhưng tôi tin vào việc tưởng tượng ra những mục tiêu
và tư duy tích cực.
Tưởng tượng rất hiệu quả. Bạn có thể tạo ra một chiếc “bảng mơ ước” mà ở đó, bạn cắt dán
những bức ảnh có liên quan đến mục tiêu của bạn thành một quyển album. Bạn có thể đọc
những cuốn sách truyền cảm hứng và lắng nghe podcast. Hoặc bạn có thể ngồi thiền, tưởng
tượng cuộc đời sẽ thay đổi ra sao một khi bạn đạt được mục tiêu.
Áp dụng thói quen
Tôi nhận ra rằng việc tưởng tượng hiệu quả nhất khi nó trở thành một thói quen mà thỉnh thoảng
bạn làm. Bạn không nhất thiết phải làm nó mỗi ngày. Thay vào đó, nó sẽ hiệu quả nhất nếu bạn
thực hiện nó mỗi khi bạn cảm thấy thiếu động lực tiếp tục đi đến mục tiêu. Dưới đây là cách
thực hiện điều đó:
1. Viết ra một mục tiêu S.M.A.R.T. cụ thể, có thể đo lường được.
2. Tạo ra một thói quen từ 5 đến 10 phút mà bạn sẽ làm khi cảm thấy nản chí.
3. Hãy tưởng tượng về thời khắc bạn đạt được mục tiêu: Bạn cảm thấy ra sao? Bạn đang ở
đâu? Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào? Ai là người cùng chia sẻ với bạn?
4. Lặp lại quá trình này hằng ngày cho đến khi bạn lấy lại được những cảm giác động lực đó.
Tôi biết một vài người coi việc tưởng tượng là một việc phản khoa học. Mặc dù vậy, tôi nghĩ
nó là một thói quen hữu ích, đáng để làm theo mỗi khi bạn cảm thấy thoái chí về một nhiệm vụ
nào đó. Hãy làm điều này bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy chán nản, để tạo ra năng lượng và sự
hứng khởi thực hiện mục tiêu lớn.