Dưới đây là một cách nhanh chóng để bắt đầu:
1. Phớt lờ bất kỳ ai hứa rằng những kết quả sẽ xuất hiện ngay lập tức.
2. Theo dõi quá trình thực hiện một dự án hoặc thói quen của bạn.
3. Ăn mừng và khen thưởng bản thân khi bạn đạt được một cột mốc đáng nhớ.
4. Tránh nản chí khi gặp giai đoạn đứng yên. Thay vào đó, hãy tìm ra cách tăng gấp đôi những
nỗ lực của bạn và tích lũy dần dựa trên những việc mang lại hiệu quả.
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của sự kiên nhẫn. Rất nhiều người đã từ bỏ ngay trước khi
họ đạt được một đột phá quan trọng. Hãy hiểu rằng những kết quả cần phải có thời gian mới
đạt được. Nếu mỗi ngày, bạn kiên trì tiến từng bước nhỏ, bạn sẽ nhận ra bản thân đang dần dần,
từng chút một, đến được tới mục tiêu quan trọng của mình.
APH 23.Tham gia thử thách 30 ngày
Lý do bị loại bỏ: “Giờ tôi không có thời gian”
Tính đến thời điểm này, chúng ta đã xem xét được 22 thói quen chống trì hoãn. Vậy đâu là
phần khó khăn nhất? Đó chính là bạn không thể thực hiện tất cả chúng cùng một lúc. Nếu bạn
cố gắng thực hiện mọi thứ trong một ngày, bạn sẽ bị quá tải, mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự chán
nản và thất bại.
Phát triển các thói quen hữu ích giống một cuộc chạy việt dã, chứ không phải chạy nước rút.
Những thói quen gây ra sự trì hoãn có thể phải mất nhiều năm mới hình thành, vì vậy, thật nực
cười khi bạn mong muốn giải quyết được chúng chỉ trong một đêm. Người ta thường nói rằng,
để tạo ra được một thói quen mới, bạn phải mất khoảng 21 ngày, nhưng tôi thích việc thực hiện
mỗi thói quen trong vòng một tháng (hay 30 ngày). Thực tế, tôi có một chương trình miễn phí
tên là 30-Day Habit Challenge (tạm dịch: Thử thách Thói quen 30 ngày), trong đó tôi thử