Theo Clément d’Alexandrie, vũ trụ được tạo ra theo sáu
hướng khác nhau: bốn điểm chính, Thiên đỉnh (điểm cao
nhất) và Thiên để (điểm thấp nhất so với vị trí của người
quan sát). Ở Ấn Độ, ngôi sao sáu cánh mang tên Yantra là
biểu tượng của hành động yêu đương, là hiện thân của Âm
vật và Dương vật. Đối với người Do Thái, ngôi sao David
hay còn gọi là dấu ấn của Salomon, tượng trưng cho sự hợp
nhất tất cả các yếu tố trong vũ trụ. Hình tam giác nhô lên
trên tượng trưng cho lửa. Hình tam giác chúc xuống dưới
tượng trưng cho nước.
Trong thuật giả kim, người ta cho rằng mỗi điểm trong
ngôi sao sáu cánh tương ứng với một kim loại và một hành
tinh. Điểm cao nhất là Mặt trăng-bạc. Từ trái sang phải là
Vệ nữ-đồng, Sao Thủy-thủy ngân, Sao Thổ-chì, Sao Mộc-
thiếc, Sao Hỏa-sắt. Sự kết hợp khéo léo giữa sáu nguyên tố
và sáu hành tinh này mang lại Mặt Trời-vàng nằm ở vị trí
trung tâm.
Trong hội họa, ngôi sao sáu cánh được sử dụng để chỉ
ra toàn bộ các cách kết hợp có thể của màu sắc. Tất cả các
màu kết hợp với nhau sẽ tạo ra ánh sáng màu trắng trong
hình lục giác trung tâm.
Edmond Wells,
Bách khoa toàn thư kiến thức tương đối và tuyệt đối,
quyển II.
Chú thích cho Bí quyết thứ năm
1. Danh từ của động từ "conter" (kể), nghĩa là truyện kể.