những lời chỉ trích, quát mắng thì sẽ làm tổn thương rất lớn đến
tính tích cực và độc lập của con, thậm chí khiến con buồn bã kém
vui, mờ mịt bơ vơ.
Thiền sư Sengai
là cao tăng thời kỳ Edo của Nhật Bản, ông
không bao giờ dùng giọng điệu quyền uy để trách mắng đệ tử, mà
dùng trí tuệ và từ bi để cảm hóa họ, chỉ ra con đường trưởng
thành đúng đắn cho mọi người.
Trong ngôi chùa mà Thiền sư Sengai ở, một vài đệ tử bướng
bỉnh thường trèo tường ra ngoài vui chơi vào đêm khuya, điều
này hiển nhiên đã làm trái quy củ.
Một buổi tối, khi đi tuần, Thiền sư Sengai phát hiện có một
chiếc ghế chân cao đặt ở góc tường. Ông không nói cho người
khác biết, chỉ tiện tay dời chiếc ghế đi, bản thân đứng ở chỗ để
ghế, lặng lẽ chờ các đệ tử trở về.
Đêm khuya người vắng, các đệ tử vượt tường trở về, không biết
chiếc ghế đã bị dời đi, vừa nhấc chân liền giẫm lên đầu Thiền sư
Sengai, sau đó nhảy xuống đất mới nhìn rõ là thiền sư, lập tức
kinh hãi luống cuống không biết nên làm thế nào mới phải! Nào
ngờ, Thiền sư Sengai lại an ủi: “Đêm khuya sương dày, các con
phải chú ý sức khỏe nhé, đừng để bị lạnh, mau về mặc thêm chiếc
áo đi.” Từ đó về sau, hơn một trăm đệ tử trong chùa không còn ai
ra ngoài chơi đêm nữa.
Có thể nói Thiền sư Sengai đã phát dương đặc sắc tự giáo dục
của cửa Phật đến cực điểm. Có câu: “Dùng lời nói để truyền thụ
không bằng dùng hành động để làm mẫu”. Chỉ trong tích tắc, một
câu nói thân thiết. quan tâm đã thắp sáng ngọn đèn trong lòng
các đệ tử. Ánh sáng đó tỏa ra không những chiếu sáng con đường
đi đêm của họ mà còn khiến họ ý thức được sai lầm của mình, từ
đó sinh lòng sám hối, chủ động sửa sai, tự thay đổi.