chúng tôi vào. Thật là tức chết đi được!” Nói đến biểu hiện của con
trai, bạn tôi nổi trận lôi đình, tỏ vẻ hận sắt không rèn thành thép
được.
Chẳng lẽ thật sự là con trẻ đã sai sao? Tôi đến phòng Dương
Dương đưa hoa quả cho cháu, để tránh cháu phản cảm, tôi không
nói thẳng chuyện học tập với cháu mà trước tiên bắt đầu từ việc
xin chỉ vẽ về trò chơi trên mạng mà cháu thạo nhất, dần dần đổi
lấy sự tin tưởng của cháu, cháu đã chịu nói chuyện.
“Dì ơi, cháu thật sự không muốn đến trường.”
“Vì sao cháu không muốn đến trường? Nghe nói cháu đánh
bóng rổ cũng giỏi lắm mà!”
“Họ đều chỉ quan tâm thành tích của cháu, ngày ngày cứ nói
cháu thế này không được thế kia không được, cháu chưa từng
nghe một lời hay nào.” Dương Dương phụng phịu nói.
Tôi đề nghị cô bạn, sau này khi tức giận đừng dạy dỗ con. Một
phút sau, đợi cảm xúc của mình lắng dịu rồi mới xử lý theo kiểu
đánh giá đúng sai căn cứ bản chất sự việc, cố gắng hết sức đừng
nói những lời làm tổn thương lòng tự ái của con. Đứa trẻ ở thời kỳ
ngỗ ngược càng cần sự thấu hiểu và kiên nhẫn hướng dẫn của bố
mẹ, chứ không phải con vừa có sai sót liền dùng đánh mắng để
giải quyết vấn đề.
Có ai lại muốn ngày ngày nghe thấy những lời trách mắng như
tát nước vào mặt kia chứ? Người xưa dạy: “Dao sắc cắt vào da thịt
thì vết thương vẫn dễ khép miệng, nhưng lời nói cay nghiệt làm
tổn thương người ta thì oán hận khó tiêu tan.” Khi chúng ta bùng
bùng lửa giận, thường nói không lựa lời, thốt ra những lời làm tổn
thương người khác, gây nên hậu quả không thể cứu vãn.
Khi con trẻ vì phạm lỗi mà cảm thấy ủ rũ, nếu chúng ta bình
tĩnh hòa nhã nói chuyện với con, kịp thời cho con sự an ủi và cổ
vũ, sẽ khiến con phấn chấn trở lại, lòng tự tin tăng gấp bội. Còn