NGÀY TÂM TA AN, SÓNG GIÓ SẼ TAN - Trang 144

Cuối cùng, anh bạn tôi đã mua một chiếc xe việt dã gần ba trăm

nghìn.

Thế nhưng, đó thật sự là chiếc xe anh cần chăng?
Anh vẫn chưa mua nhà, thì đã mua chiếc xe khá đắt tiền trước

rồi.

Trong thời đại đại công nghiệp, mục tiêu cuối cùng của nghệ

thuật nói chuyện tiếp thị chính là kích thích ham muốn mua sắm
tiềm tàng của khách hàng, khiến họ mua sản phẩm vượt quá nhu
cầu thực sự của mình.

Lại kể một câu chuyện về Thiền. Có một hòa thượng đi ngang

qua bãi đất trống của chùa, rắc xuống một ít mật ong, thế là rất
nhiều côn trùng có cánh ngửi thấy mùi thơm ngọt liền tới tấp bay
đến ăn mật, ăn mãi ăn mãi, vì không nỡ rời đi, bị mật dính lấy
chân, không bay lên được nữa.

Nhà triết học nổi tiếng Russell

*

từng tiếp đãi hai cô bé đến từ

Estonia, khó khăn lắm mới thoát ra khỏi nạn mất mùa, giống như
đối đãi với bạn bè. Họ sống trong nhà Russell, đương nhiên là
không lo cái ăn cái uống. Nhưng họ vừa rảnh rỗi liền chuồn đến
nông trường gần đó trộm khoai tây, rồi bắt đầu tích trữ khoai tây.

Russell nói: “Tuổi thơ của Rockefeller

*

có trải nghiệm hết sức

nghèo túng, do đó, sau khi trưởng thành, ông vẫn giữ thói quen
tiết kiệm. Tương tự, tù trưởng của người Ả Rập ở trong phòng họp
Byzantium mềm mại nhẵn bóng của họ, vẫn không thể quên đi sa
mạc, vẫn tích trữ tài sản mà trên thực tế không thể tiêu hết.”

Đối với điều này, Russell nhìn rất thấu đáo, đằng sau ham

muốn của chúng ta ẩn giấu tâm tư khác: “Muốn chiếm hữu tài sản
nhiều hết mức có thể và ghi dấu ấn cá nhân lên tài sản, tôi nghĩ
động cơ của nó bắt nguồn từ sự pha trộn giữa tâm lý sợ hãi và tâm
lý khao khát đối với nhu yếu phẩm.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.