Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Bulgakov
…
N
ghệ Nhân và Margarita hiển nhiên là tác phẩm lớn nhất của
Bulgakov. Ðó cũng là tác phẩm mang tính tổng kết của ông đối với toàn bộ
những gì ông đã viết, dường như tóm lược các quan niệm của nhà văn về ý
nghĩa cuộc sống, về con người, về cái chết và sự bất tử, về cuộc đấu tranh
giữa cái Thiện và cái Ác trong lịch sử và trong thế giới đạo đức của con
người. Chỉ có thể hiểu như vậy sự đánh giá của chính ông về tác phẩm này:
“Lúc hấp hối, anh ấy nói, – Elena Sergeevna nhớ lại. – Có thể như thế lại
đúng… Tôi còn có thể viết được gì nữa sau Nghệ Nhân?…”
Bulgakov gọi Nghệ Nhân và Margarita là tiểu thuyết, cũng như độc giả
và các nhà phê bình thường gọi nó như vậy (B.M. Gasparov gọi nó là “Tiểu
thuyết – huyền thoại” và so sánh nó với tác phẩm không tưởng của T. Mann
Joseph và các anh em theo một đặc điểm phụ – sử dụng cốt truyện từ Kinh
Thánh). Cách gọi như thế không chính xác về mặt thuật ngữ: xếp Nghệ
Nhân và Margarita vào một nhóm thể loại với các tiểu thuyết cổ điển như Bà
Bovari và Anna Karenina là không ổn. Tốt hơn là hãy xếp nó vào những tác
phẩm đặc biệt về thể loại như sách của Rabelais, Faust của Goethe, Chiến
tranh và hòa bình của Tolstoi.
Nghệ Nhân và Margarita là tiểu thuyết “kép”. Nó gồm một tiểu thuyết
của Nghệ Nhân về Ponti Pilat và một tiểu thuyết về số phận của Nghệ Nhân.
Hai tiểu thuyết này, một mặt là đối lập với nhau, còn mặt khác, tạo thành
một thể thống nhất hữu cơ đưa Nghệ Nhân và Margarita vượt ra khỏi giới
hạn của thể loại tiểu thuyết đơn thuần. Cuốn tiểu thuyết kép thống nhất này
không phải nói về số phận của một con người, một gia đình hay một nhóm
người có mối liên hệ nào đó với nhau, mà xem xét số phận toàn nhân loại
trong sự phát triển lịch sử của nó, số phận của cá nhân như thành tố tạo nên
nhân loại. Nó nói về vấn đề “thiện chí” và “mệnh lệnh nhất quyết” như điều
kiện tồn tại cần thiết của cá nhân và xã hội. Cuộc tranh luận của chúa quỷ
Satan với giáo sư Immanuel Kant, bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ