NGHỆ THUẬT ẨN MÌNH - Trang 144

ransomware trả tiền chuộc. Joseph Bonavolonta, trợ lý đặc vụ phụ trách
chương trình không gian mạng và phản gián của FBI ở Boston, nói: “Thành
thật mà nói, chúng tôi thường khuyên mọi người nên trả tiền chuộc.” Anh
cho biết đến FBI cũng không thể bẻ khóa mã hóa siêu bảo mật mà các tác
giả của ransomware sử dụng, và anh cũng nói thêm rằng do có rất nhiều
người trả tiền chuộc, nên mức giá 500 đô-la vẫn được duy trì ổn định qua
nhiều năm. Về sau, FBI cũng công khai phát ngôn rằng việc trả tiền chuộc
hay nhờ các chuyên gia an ninh can thiệp là tùy vào quyết định của từng
công ty bị nhiễm độc.

Mẹ của Simone, vốn chưa bao giờ mua ứng dụng nào, gọi cho con gái 11
giờ sau khi cuộc tấn công diễn ra vì bà không biết cách thanh toán bằng tiền
ảo. Simone kể lại rằng cô tìm được một máy ATM Bitcoin ở Manhattan, và
sau một trục trặc về phần mềm và một cuộc gọi cho chủ sở hữu máy ATM
đó, cuối cùng cô cũng thực hiện được thanh toán. Tại tỉ giá trao đổi của ngày
hôm đó, mỗi Bitcoin có giá hơn 500 đô-la.

Dù kẻ tống tiền nhận Bitcoin hay tiền mặt, chúng vẫn duy trì được sự ẩn
danh, mặc dù về mặt kỹ thuật, có nhiều cách để truy tìm tung tích của cả hai
hình thức thanh toán trên. Có thể tìm ra đường dây liên kết giữa các giao
dịch trực tuyến bằng Bitcoin với người mua – nhưng đó không phải là việc
dễ làm. Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ dành ra thời gian và nỗ lực để theo đuổi
những tên tội phạm này?

Trong chương tiếp theo, tôi sẽ nói về những gì có thể xảy ra khi bạn kết nối
với Internet thông qua Wi-Fi công cộng. Từ quan điểm riêng tư, sự ẩn danh
của Wi-Fi công cộng là điều tốt, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bạn
phải thực hiện những biện pháp đề phòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.