NGHỆ THUẬT ẨN MÌNH - Trang 47

viết tắt gồm 40 ký tự (hay còn gọi là dấu vân tay) của khóa công khai của
Poitras, và anh đăng thông tin này lên Twitter, một website công khai.

23

Số Pi (giá trị xấp xỉ bằng 3,1415926535897): Một số có độ dài vô hạn.

Đôi khi bạn phải sử dụng cái hữu hình để trở nên vô hình.

Lúc này, Snowden có thể lẳng lặng đọc tweet

24

của Lee và so sánh khóa rút

gọn này với thông điệp anh nhận được. Nếu hai dữ liệu không khớp nhau,
Snowden sẽ biết rằng không nên tin tưởng vào email đó, vì có thể nội dung
email đã bị xâm phạm, hoặc người gửi là NSA.

24

Tweet: Từ chỉ một bài đăng trên mạng xã hội Twitter.

Trong trường hợp này, hai dữ liệu trên khớp với nhau.

Bây giờ, một số yêu cầu về danh tính trên mạng – và vị trí ngoài đời thực
của họ – đã được loại bỏ, Snowden và Poitras đã có thể sẵn sàng cho kênh
liên lạc ẩn danh và an toàn qua email. Cuối cùng, Snowden gửi cho Poitras
một email mã hóa, trong đó anh chỉ đề tên mình là “Citizenfour

25

.” Chữ ký

này về sau trở thành tiêu đề cho bộ phim tài liệu nói về chiến dịch bảo vệ
quyền riêng tư của bà và giành được giải Oscar.

25

Citizenfour (công dân 4): Snowden sử dụng số 4 vì trước anh, đã có ba

người tìm cách tiết lộ hoạt động giám sát người dân của NSA. Trong mắt
anh, anh là người thứ tư.

Mọi chuyện tưởng chừng như xong xuôi – bây giờ họ đã có thể liên lạc một
cách an toàn qua email mã hóa – nhưng không phải vậy. Đó mới chỉ là khởi
đầu.

Sau vụ tấn công khủng bố năm 2015 ở Paris, nhiều chính phủ đã tính đến
chuyện xây dựng cửa hậu hoặc các phương thức khác giúp người của chính
phủ có thể giải mã các email, văn bản, và tin nhắn điện thoại được mã hóa từ
những kẻ bị tình nghi là khủng bố nước ngoài. Tất nhiên, điều này sẽ đánh
bại mục đích của mã hóa. Nhưng thực ra, các chính phủ không cần phải tận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.