Muốn lấy trứng kiến trong tổ kiến, người ta phải dùng cái vợt hình phễu
may bằng vải mùng rồi treo vào đầu một cây sào dài chững bốn năm mét.
Chỉ cần đưa cây sào lên, đầu sào đụng vào tổ kiến rung nhẹ thì tất cả trúng
kiến cùng kiến non, kiến già trong đó đều rơi vào vợt cả. Không ai có can
đảm trèo lên cây để mang tổ kiến đem về, vì khi bị động, tất cả kiến trong tổ
đều tháo chạy ra ngoài, bu lại tấn công người đã dám leo lên cây phá tổ
chúng. Nọc kiến tuy không độc bằng nọc ong, không đến nỗi làm ta chết
nhưng cũng gây đau nhức đến mấy ngày.
Một tổ kiến như vậy chỉ thu được chừng một lon vun sữa bờ trứng kiến. Vì
vậy, người ta mới bán trứng kiên bằng cách đong từng chung nhỏ.
Trứng kiến và cả những con non đều dùng làm mồi câu cá rất nhạy. Gần như
tất cả các giống cá đều thích ăn mồi trứng kiến. Nhưng vì lý do trứng kiến
vừa hiếm vừa đắt, hơn nữa dồn cục to để câu cá lớn thì lại mau rã dưới
nước, nên trúng kiến chỉ dùng làm mồi câu cá rô, cá sặt và làm mồi nhử để
câu cá trê mà thôi.
Nếu câu cá sặt thì mỗi lưỡi câu chỉ móc một trứng kiến là đủ, vì lưỡi câu cá
sặt rất nhỏ (nhỏ nhất) mà miệng cá sặt cũng ... không to.
Nếu câu cá rô, do lưỡi câu to nên mỗi lần móc mồi phải nhón một nhúm
trứng kiến bằng hai ngón tay cái và trỏ, sau đó bóp nhẹ vào lưới câu cho
trứng kiến bể tạo ra chất dính bám chặt vào lưỡi câu. Chân các kiến non
cũng như những đoạn tơ nhỏ cũng giúp quấn chặt vào lưỡi câu thành ra cục
mồi bền chắc. Tuy vậy, mồi trứng kiến mà ngâm trong nước quá lâu sẽ tự
động rã dần ra, nhất là khi cá con bu đến rỉa mồi.
Do đó, khi câu cá bằng mồi trứng kiến, ta nên thả mồi xuống nước một cách
nhẹ nhàng, và cố để cục mồi yên vị một chỗ mà chờ cá đến.
MỒI TRÙN: