Đi câu nửa chừng mà bị mất lưỡi câu, lại quên không đem theo lưỡi dự trữ
để câu tiếp thì quả là ... mất vui. Vậy tốt hơn hết, dù đi câu theo cách tài tử
hay chuyên nghiệp ta cũng nhớ đem theo hộp đựng lưỡi câu để lúc nào cũng
có sẵn mà dùng.
NHỮNG LOẠI MỒI CÂU CÁ:
Câu cá phải dùng mồi, mồi là một trong những yêu tố quan trọng của nghề
câu cá. Mồi câu cá có nhiều loại, có thứ tự tìm kiếm được, có thứ phải mua,
nhưng thường không đắt lắm.
Mỗi loại cá đều thích ăn một số mồi nào đó và không mặn mà lắm với các
thứ mồi khác, trừ trường hợp nó quá đói. Với người có nhiều kinh nghiệm
trong nghề câu họ rất rành rẽ về việc cá nào thích ăn mồi nào, và điều đó đã
góp phần vào thành tích câu cá của họ. Cũng vì biết quá rõ đặc tính của cá
nên hễ họ vác cần ra đi thì khi về lần nào cá cũng đầy oi.
Mồi cá có 3 loại: mồi thực vật, mồi động vật và mồi pha chế.
Mồi thực vật: Có một ít giống cá chỉ thích ăn mồi thực vật. Loại mồi này
trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều, như các loại rong rêu, cỏ lá
mọc hoang dưới nước, trái cây mắm mọc ở ven sông khi chín rơi xuống
nước, như chuối chín, dừa khô, cám rang ... Các giống cá như trắm cỏ, mè
vinh, dứa, thiều, ngát ... đều khoái khẩu với mồi thực vật. Người ta thường
dùng chuối chín, khoai lang luộc, bông lúa, bông cỏ, trái cây mắm chín để
làm mồi câu các loại cá này.
Mồi động vật: Mồi động vật là loại mồi thích khẩu của đa số giống cá đồng,
cá sông. Mồi động vật không hiếm như cá con, tôm tép, trùn, hà, trứng kiến,
dế, gián, nhái bén, thằn lằn, cào cào, trứng ong, nhộng ong, ruột gà vịt...
Mồi pha chế: Mồi pha chế là thứ mồi được tẩm ướp và trộn lộn nhiều thứ
với nhau, động vật có thực vật có, theo công thức riêng của từng người để có