Với người có kinh nghiệm lâu năm thì họ chỉ cần thấy sự chuyển động của
cái phao là biết được con cá bên dưới đang rỉa, hoặc mới ngậm sơ sơ hay đã
táp gọn mồi. Họ cũng đón được con cá đó là lớn hay bé. và họ cũng tùy theo
sự chuyển động của cái phao ra sao như nhấp nhẹ lên xuống, hoặc bị kéo
trượt dài một quãng, hay chìm nhanh một cách đột ngột mà giật cần đúng
lúc để tóm con cá đó cho bằng dược!
Chúng tôi còn nhớ khoảng nám sáu mươi năm trở về trước, hễ sắp đến mùa
câu là anh em chúng bạn rủ nhau ra ruộng lấy cờ cây bắp đem phơi thật khô,
sau đó dùng dao bén chặt ra từng khúc nhỏ mà làm phao dùng dần ... Còn
ngày nay, muốn đi câu thì cứ ghé vào các cửa hàng bán dụng cụ câu cá để
mua các loại phao bằng ni lông, to có nhỏ có và màu sắc cũng đa dạng, nên
rất tiện lợi.
Đi câu thường bị đứt nhợ, mất lưỡi câu, mất mồi, nhưng cái phao thì hiếm
khi phải thay. Do đó, mua nhiều cũng phí.
GIỎ ĐỰNG CÁ:
Có lẽ trên đời này không ai đi câu lại quên mang theo cái giỏ đựng cá, vì
rằng hễ vác cần di câu thì ai cũng hy vọng sẽ được gặp may. Cá câu được
con nào là bỏ vô giỏ đựng ngay, và mong giữ chúng sống lâu, ít ra là cũng
về đến tận nhà.
Giỏ cá, còn gọi là cái ‘oi’, mẫu mã xưa nay không hề thay đổi. Nó có hình
dạng cái bầu rượu, nhưng miệng giỏ thì loe ra, và nắp đậy là cái hom để cá
rộng ở trong có muốn ra cũng không cách nào chui ra được. Loại giỏ cá đan
bằng tre này đến tận ngày nay vẫn còn có người dùng, vì ta thấy tại nhiều
cửa hàng dụng cụ câu cá còn bầy bán rất nhiều. Nhưng với người đi câu thời
nay, đa số họ muốn tự chế ra nhiều kiểu giỏ cá theo ý thích của mình, vật
đựng có thể vẫn đan bằng tre hay lưới kẽm, hoặc tận dụng cái thùng sơn, cái
túi may bằng lưới ni lông ... Nếu dụng cụ đó không chứa được chút nước để