rộng cá thì thỉnh thoảng họ nhúng nó xuống nước để tránh cho cá câu được
khỏi chết khô.
Với người đi câu rê, câu nhắp, thường họ không cần mang theo giỏ đựng cá.
Vì cá câu là cá lóc lớn nên khi câu được họ dùng sợi lạt xỏ mang rồi máng
tạm vào đâu đó là được rồi.
LON ĐỰNG MỒI:
Đi câu phải có cái lon đựng mồi câu. Thứ này ta có thể tự chế lấy mà dùng.
Điều yêu cầu là lon đựng mồi phải có nắp đậy để mồi sống như trùn, dế...
dựng bên trong không thể thoát ra, ma kiến bên ngoài cũng không có cách
để chui vào. Lon đựng mồi lớn hay nhỏ là tùy vào số lượng mồi cần đem
theo câu nhiều hay ít, thời gian đi câu lâu hay mau.
Nên đem mồi thừa với số lượng cần dùng, vì nếu lỡ thiếu nửa chừng coi như
buổi câu mất cả thú vị. việc đi mượn người ta mồi câu là chuyên... cực
chẳng đã, và chắc gì người ta đã thuận tình. Đó là chưa nói mồi mình cần
dùng chắc gì đã giống với thứ mồi của người bạn câu đang có.
HỘP ĐỰNG LƯỠI CÂU:
Ai đi câu cũng phải sắm nhiều lưỡi câu để dùng dần, lưỡi câu vốn được làm
bằng thép, dễ bị sét, vì vậy phải có hộp đựng riêng. Nhiều người cẩn thận,
mỗi lần đi câu về họ đều tháo lưỡi ra, cọ rửa kỹ, lau khô rồi mới cất vào hộp.
Đi câu thường bị mất lưỡi câu. Đây là điều không ai muốn, nhưng ít khi
tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính khiến lưới câu bị mất: một là lưới bị
vướng vào các chướng ngại ngầm ở dưới nước, hai là do cá cắn dứt nhợ và
nuốt lưỡi câu vào bụng.
Trong các cách câu thì câu cắm hay bị mất nhiều lưỡi nhất, cũng vì hai
nguyên nhân trên. Câu cắm thì ai cũng câu nhiều cần, khi gặp cá lớn ăn mồi
quẫy mạnh, nó tha luôn cả cần lẫn lưỡi mà đi.