NGHỆ THUẬT CÂU CÁ - Trang 55

cần phao và cục chì như câu ngâm, câu neo. Lưỡi câu nhắp, sau khi móc mồi
xong phải gài cọng cỏ ống để vừa che phủ mũi nhọn của lưỡi câu (làm cá
sợ) vừa giúp lưỡi câu khỏi bị vướng vào các bè rong cỏ ở dưới nước.

Câu nhắp thường dùng mồi nhái hay thằn lằn. Nếu không có sẵn thứ mồi
này thì câu bằng mồi trùn cũng được. Cứ nhồi vào lưỡi một cục mồi to để trì
lưỡi xuống, như vậy cục mồi mới nhấp nhô được trên mặt nước trông thật tự
nhiên, chẳng khác nào con nhái bén đang nhảy, đang bơi vậy.

Khi câu, ta quăng cục mồi ra xa cách bờ khoảng ba bốn mét, rồi nhịp đầu
cần lên xuống nhẹ nhàng và đều để cục mồi nhảy lên nhảy xuống nhiều lần
kích thích sự thèm ăn của cá. Nếu nhắp một lần khá lâu mà vẫn không thấy
cá đớp mồi, thì rê cần sang cách đó chừng vài bước chân rồi nhắp nữa.

Khi cục mồi nhảy lên nhảy xuống như vậy sẽ làm mặt nước phát ra những
tiếng lõm bõm như tiếng con nhái bén nhảy từng bước dài.

Những tiếng động lõm bõm này, thời gian đầu có thể gây cho cá sợ hãi.
Nhưng nếu ta cứ kiên trì nhắp mồi qua lại một hồi lâu thì cá sẽ không còn sợ
nữa, từ đó nó mất cảnh giác và cắn câu.

Quí vị cũng biết, câu nhắp thường câu ở các ruộng sâu, ở ao hồ nhiều cá, và
cá dính câu thường là cá lóc, có thể nặng đến một hai kí hoặc hơn. Tính cá
lóc rất đa nghi nên câu nó phải kiên nhẫn nhắp cần. Chỉ cần con cá thật sự
mê mồi thì nó mới lao mạnh tới miếng mồi mà táp.

Sau khi câu được cá, ta lại rê cần đến một khoảng xa câu tiếp, dù là trên
cùng một thửa ruộng.

Điều cần nhớ là nơi câu nhắp phải thật sự yên ắng, vắng lặng, không người
qua lại, và cũng không có tiếng động ồn ào thì cá lóc mới chịu ăn mồi.

- Nghệ thuật câu rê: Như cách gọi câu rê là rê cần để cho cục mồi “bơi” là là
trên mặt nước theo nhịp độ vừa phải, không chậm mà cũng không quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.