tạo một đường nước dài chừng hơn chục mét ở giữa ruộng, giữa ao cho
trống trải, nhờ đó mà khi rê mồi lưỡi câu mới không bị vướng.
Công việc tạo luồng câu nhiều khi mất một, hai buổi mới xong.
Tạo luồng câu xong còn phải chờ cả tuần sau cho nước trong ruộng, trong ao
lắng hết bùn thì cá mới trở lại tìm mồi và đây mới đúng là thời điểm đến rê
cần.
Khi câu rê ta phải đứng trước gió, cuốn sợi nhợ qua lại còn hơn một mét,
quay cục mồi độ năm bảy vòng, trước chậm sau nhanh, rồi thình lình buông
tay để cục mồi bay ra đúng vào luồng câu. Việc quáng mồi, thây dễ nhưng
lại khó đối với người chưa quen việc, còn với người nhiều kinh nghiệm thì
thao tác này không khó khăn gì.
Nằm trên luồng câu, cục mồi được rê đi là là trên mặt nước từ phải sang trái
hay chiều ngược lại, từ dầu đến cuối luồng câu. Phải rê cần đều tay, không
chậm mà cũng không nhanh quá, sao cho giống cách bơi của con nhái vậy.
Cứ chịu khó rê cục mồi qua lại trên luồng câu để kích thích sự thèm ăn mồi
của con lóc tinh khôn đang chực chờ đâu đó.
với những tay sát cá chuyên nghiệp, họ chỉ cần rê cần qua một vài lần dọc
luồng câu là họ có thể đoán biết được con cá bên dưới có muốn ăn mồi hay
không. Nêu cá vẫn thu mình dưới những bè rong cỏ thì cục mồi rê qua mặt
nước sẽ động một chút rồi thôi. Nhưng ngược lại khi cục mồi lướt qua mà
mặt nước lăn tăn với làn sóng gợn nhẹ là biết con cá đang rượt theo cục mồi
nhưng vẫn còn nghi ngại chưa dám ăn.
Để giúp cá mạnh dạn ăn mồi, tay thợ câu rê kinh nghiêm nào cũng bặm
miệng “ bặp, bặp” một đôi cái bắt chước tiếng cá lóc đớp mồi.
Khi cá lóc ăn mồi, nó táp rất mạnh nghe rõ tiếng “bặp” rồi quẫy mạnh đuôi
khi ta giật cần. Câu được nó quả là ... trần thân, nhưng người câu nào cũng
tràn ngập cảm giác vui mừng, vì con nào cũng to cả kí.