- Nghệ thuật câu neo: Câu neo là cách câu cá chỉ cần sắm sợi nhợ để tóm
lưỡi chứ không cần đến cần câu.
Khi câu, người ta chỉ việc móc mồi vào lưỡi, rồi một tay giữ chặt đầu mối
nhợ, tay kia cầm cục mồi quăng ra đúng chỗ mà mình định câu. Sau đấy, cứ
cầm mối nhợ đó trên tay chờ cá đến ăn mồi, hay cột tạm vào gốc cây hoặc
bụi cỏ gần đó (nếu câu cá đồng), hoặc cột vào mạn thuyền (nếu câu sông).
Cách câu này chỉ áp dụng tại các ao hồ, bàu đìa rộng lớn, hay câu ở sông,
biển. Câu neo xem ra cũng không khác mấy với câu cắm, câu ngâm, và có
thể câu nhiều cần củng lúc.
Khi cá ăn mồi, thường tự nó sẽ làm lưỡi câu xóc vào mép và dính câu. VÌ
bản tính của cá là khi đớp được miếng mồi thì không ở yên tại chỗ mà vội
tha đi nơi khác, có lẽ chúng sợ đồng loại quanh đó đến giành giựt chăng?
Chính vì bươn bả bỏ chạy cho nhanh nên nó đã vô tình để mũi nhọn của lưỡi
câu xóc sâu vào mép, hết gỡ.
Câu neo không gây hứng thú gì cho người câu nên nó không được phổ biến
bằng các cách câu khác.
- Nghệ thuật câu kiều: Chữ ‘Kiều’ theo nghĩa chữ Hán là cái lông dài ở đuôi
chim, nên cách câu dùng lông chim (hay lông gà vịt) làm mồi, kết vào một
hay một chùm để cá đến ăn mà giật, gọi là câu kiều.
Cách kết nhiều lưỡi câu lại thành chùm không khó, chỉ đòi hỏi các mũi lưỡi
phải chỉa tua tủa ra ngoài theo các hướng khác nhau là được.
Giống cá rất tinh khôn nhưng lại ưa tò mò, thấy thứ gì có màu sắc sặc sỡ thì
lân la lại gần xem thử. Khi thấy vô hại thì chúng xáp tới cạnh chùm lông để
rỉa, không ngờ vướng phải lưỡi câu!
Câu kiều theo cách này có thể dùng cần câu tay (câu ngâm), có đủ phao và
chì, chỉ khác một điều là thay vì chỉ dùng một lưỡi câu thì phải kết một