NGHỆ THUẬT CÂU CÁ - Trang 59

chùm độ năm sáu lưỡi, và mồi là lông chim hay lông gà vịt. Khi cá ăn mồi
thấy phao động đậy là lúc giật cần.

Câu kiều còn có cách khác gọi câu giăng (do chữ Kiều còn có nghĩa là cầu).
Câu giăng là dùng một sợi dây lớn và chắc để giăng ngang qua một thủa
ruộng sâu hay ao hồ rộng. Hai đầu dây này được cột vào hai cái cọc cắm ở
phía hai bờ. Trên sợi dây ‘bắc cầu’ này cứ cách khoảng độ 40-50cm, ta cột
một đoạn nhợ có gắn lưỡi câu và mồi, rồi thả ngập chìm gần sát đáy. Cá bơi
ngang qua, con nào đói thì đến ăn mồi, tự dính câu.

Lâu lâu, người đi câu chèo xuồng đi thăm một lần, như cách thăm cần câu
cắm vậy.

Những kỷ niệm đó thật khó quên. VÌ vậy, có những người xa quê nhiều
năm, những lần hồi tưởng chuyên quê nhà đều nhớ quay quắt đến những
buổi đi cắm câu hay buông cần ngồi đợi cá của tuổi thiếu thời mà mình được
hưởng, để rồi ngậm ngùi tiếc nuối.

Câu cá đồng chí câu theo múa. Mùa câu thường sau mùa mưa một vài tháng.
Đến mùa mưa, đồng ruộng nào cũng đầy nước, cá từ các bàu đìa, sông suối
kéo nhau tràn vào các ruộng sâu, ruộng cạn để tìm chỗ sinh sản ba lứa trứng.
Cá con theo ngày tháng cứ lớn lên dần nên số lượng cá các loại ở trong đồng
nhiều vô kể. Mùa câu từ đó mới rộn rịp hơn lên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.