Cá sặt có hai loại: sặt rằn và sặt bướm. Sặt rằn lớn con (nám sáu con một kí),
thân mình dẹp có nhiều sọc màu đen. Còn sặt bướm mà chúng tôi đề cập
trong sách này mình chỉ lớn bằng hai ngón tay nhưng dẹp lép, màu sắt đẹp
trông như con cá kiểng.
Tuy không được bao nhiêu thịt, nhưng câu cá sặt là một thú vui không thể tả,
vì suốt buổi câu ta được giật cần lia lịa, do cá sặt phàm ăn. Vì vậy, đừng nói
trẻ em mà ngay cả người lớn cũng... nghiền câu loại cá này.
Do cá sặt có thói quen ăn gần bờ lại ăn mồi ở tầng mặt, cách mặt nước
khoảng hai mươi phân nên câu chúng chỉ cần cần câu nhỏ và ngắn chừng
một mét đến mét hai là vừa. Nhợ câu cũng nhỏ và ngắn chừng 80cm, lưỡi
câu số 0 hay sô 1, là thứ lưỡi nhỏ nhất. Chì và phao cũng là loại nhỏ nhất.
Cá sặt rất thích ăn trứng kiến. Mỗi lần câu chỉ cần móc vào lưỡi một trứng
kiến duy nhất bằng hột tấm làm mồi, vì miệng cá sặt rất nhỏ. Nếu móc cục
mồi to như câu cá rô thì cá sặt không thể ăn hết mồi đó mà xúm lại rỉa dần
khiến cái phao cứ chạy qua chạy lại lung tung. VÌ vậy khi câu cá rô, cá chép
mà thấy phao cứ động đậy nhẹ liên tục thì ai cũng biết là đang bị bầy cá sặt
đến phá mồi.
Cá sặt có thói quen kéo nhau đi tìm mồi cả bầy đàn hàng tràm con và chúng
rất phàm ăn, gặp mồi vừa miệng là đến xớt đi cho nên câu trúng bầy thì hễ
vừa cho mồi xuống nước là phao đã động lia lịa. Thế nhưng câu cá sặt
không dễ vì nếu không biết cách giật cần thì có giật mười lần cũng chỉ đính
được vài ba con là nhiều. Giật cần chỉ cần giật nhẹ và giật tạt ngang thì lưỡi
câu mới móc vào mép cá.
Có điều vui là những con cá sặt bị câu sẩy rơi trở lại xuôhg nước vẫn không
làm bầy cá sợ hãi.
Chúng vẫn tiếp tục ăn mồi cho đến khi cả đàn đã ... nằm yên trong giỏ.
CÂU CÁ TRÊ