Câu loại cá lớn này, nhợ câu phải dùng từ số 45 - 50 mới đủ bền chắc; chì
câu phải từ 100 - 150g mới đủ sức giúp cục mồi văng ra xa và kéo chìm
xuống đáy nước. Lưỡi câu cá sông phải là loại lưới lớn, còn mồi thì có
người dùng chuôi chín, đa số dùng mồi pha chế.
Đa số cá sông có thói quen ăn nước chìm, nên cục mồi phải được thả xuống
sát đáy. Trong trường hợp câu như vậy đã lâu mà thấy cá chưa ăn mồi thì với
người câu giàu kinh nghiệm, họ sẽ kéo cục chì lên xem ấm lạnh ra sao. Nếu
cục chì ấm thì họ thả cục mồi xuống câu tiếp, ngược lại họ cầm cục chì lên
thấy lạnh thì đoán biết cá đang ăn mồi nước nổi, từ đó điều chỉnh cho cục
mồi lên cao để ... đón cá!
Cá sông thì vô số và có nhiều loại cho ta câu. Ngày nào gặp may câu được
con cá to từ bốn năm kí trở lên thì thật không còn gì thích thú cho bằng. Với
những con cá lớn đó, khi dính câu chúng quẫy mạnh đùng đùng làm nước
văng lên tung tóe, có con còn rẽ nước chạy lăng quăng như điên dại, trồi
đuôi, phơi bụng lên thấy bắt ham. Tâm trạng của người câu được con cá đó
lúc ấy vừa mừng vừa lo không có cách nào diễn tả nổi.
Câu sông có thể câu suốt ngày, thế nhưng vào giờ con nước lớn và nước
chớm ròng thì cá ăn mồi mới bạo! Ban đêm câu sông, tôm cá vẫn ăn mồi.
CÂU CÁ BÔNG LAU
Bông lau là loại cái sông, nhưng không phải bất cứ đoạn sông nào cũng câu
được nó, chỉ những khúc sông rộng, nước sâu mới có nhiều cá bông lau tựu
về sinh sống.
Cá bông lau có thói quen di ăn theo đàn: đàn nhỏ chừng ba bốn con, đàn lớn
cả chục con. Sống chung với bông lau còn có những loại cá khác như cá tra,
cá thiều, có con nặng cả chục kí.
Cá bông lau thường ăn nước chìm, nhưng tùy vào nhiệt độ nước nên có ngày
chúng lại bỏ thói quen mà ăn nước nổi. VÌ vậy, người đi câu phải biết rõ