NGHỆ THUẬT CÂU CÁ - Trang 67

Con vật tưởng là chậm chạp khù khờ này ai ngờ cũng khôn ngoan đáo để.
Nó biết ngụy trang cửa hang nằm cạnh gốc cây hay mô đất, bụi cỏ hoặc nép
mình dưới một mớ rễ cây... Nhờ đó nó che giấu được cửa hang, không ai
phát giác được.

Hang lươn rất sâu, bên trong có ngóc ngách uốn lượn và lúc nào cũng có
nước. Bình thường đứng từ ngoài nhìn vào ta thấy mặt nước trong hang rất
tĩnh lặng, nhưng nếu con lươn trở mình thì mặt nước sẽ hơi lăn tăn gợn
sóng.

Câu lươn không cần cần câu, chỉ cần sắm sợi nhợ dài và hơi to (bằng nhợ
câu cá lóc) dài chừng một mét, lưỡi câu lớn hơn lưỡi câu cá rô. Ta móc mồi
trùn hay cá thòi lòi thành cục to bằng lóng ngón tay cái, sau đó khẽ đặt cục
mồi lọt vào miệng hang mà nhắp nhẹ một hồi lâu. Cục mồi phải chạm vào
mặt nước dể đánh thức con lươn nằm tận cuối hang.

Tính lươn đa nghi nhưng cũng tham mồi. Biết mồi đã lọt vào cửa hang
nhưng lúc đầu lươn chưa vội ra ăn vì còn dè dặt, nhưng sau đó mùi tanh của
trùn lan tỏa ra trong nước đã thôi thúc cơn thềm ăn của nó nên nó mới nhào
ra đớp mồi rồi tha tuốt xuống hang.

Biết lươn đã ăn mồi nhưng phải gắn chờ thêm khoảng vài phút ta mới nhớm
kéo sợi nhợ câu để dò xem phản ứng của nó bên trong ra sao. Giật lần đầu,
con lươn sẽ cố rị mồi lại. Lần sau giật mạnh hơn nếu miếng mồi bung ra
ngoài là lươn tuy ngậm mồi nhưng chưa nuốt. Ngược lại, nếu bên ngoài
phán dây mà bên trong con lươn vẫn cố rị mạnh thì nên mừng, vì nó đã dính
câu.

Nếu lần đầu câu hụt thì lần sau lươn vẫn ăn mồi, không dề dặt gì cả.

Câu lươn rất hao lưỡi câu, gặp mồi chúng có thói quen nuốt trọng, từ đó lưỡi
câu mới theo cục mồi nằm luôn trong bụng nó. VÌ vậy, khi câu lươn ta phải
đem theo nhiều lưỡi câu để dùng dần. Những lưới câu bị mất trong bụng
lươn thì về nhà mổ bụng nó ra lấy lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.