NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 7

Khái niệm CEO

[1]

đã trở nên thân thuộc dù có thể nhiều người còn chưa

hiểu kỹ. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chương
trình kịch truyền hình về CEO, và sách CEO được bày bán nổi bật trên các
giá sách.

Ngày nay Mỹ, CEO của các công ty lớn được người dân kính trọng ngang
hàng với các thành viên nội các chính phủ. Ở Nhật cũng vậy. Các CEO tầm
cỡ như thế thật sự là những cỗ máy của công cuộc phát triển kinh tế.

Ông Korsak Chairasmisak, tác giả cuốn sách này, là một trong số CEO của
C.P. Group Thái Lan. Khi mở cuốn sách này, điều gây ấn tượng cho tôi là
“mùi nhang khói” của nền văn hóa châu Á, ngọn đèn thờ sáng mãi.

Những cửa hiệu tiện nghi của 7-Eleven với ông Korsak làm CEO, như mẫu
hình rất hiện đại với 6 tầng lầu mở cửa bảy ngày thông thường ở Thái Lan, và
một trung tâm cũng đã được ra mắt ở Thượng Hải. Ông đã dùng trí khôn và
sức mạnh để làm mình nổi bật hơn người khác. Dù là nhà doanh nghiệp hiện
đại nổi tiếng phong lưu, là một ngôi sao hiện thời của giới kinh doanh, mà
dưới bộ trang phục kiểu Âu, đôi giày da và phong cách thời trang ấy, lại là
một nhân cách khác. Cũng như bao bì hàng hóa, bên ngoài có thể giống nhau
nhưng tiêu chuẩn và phẩm chất bên trong không hề đồng nhất. Ông Kosak là
người say mê văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Ông thông thạo tác phẩm của
các nhà hiền triết như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử,
Tuân Tử. Tất cả đều là tâm giao với ông.

Cũng tự nhiên thôi, ông đặc biệt yêu thích môn “Cờ vây” cổ của châu Á. Ông
đánh giá “Cờ vây” như đánh giá doanh nghiệp của mình. Thứ làm ông say mê
vô tận đó là “Cờ vây” và “Đạo” - chỉ sau kinh doanh. Đạo là cùng nhau hay
bổ sung cho nhau. Trong cuốn sách của mình, ông đặc biệt đề cập đến Lão Tử
và Trang Tử, hai đại diện cho Đạo giáo và thuyết cai trị bằng vô vi (không là
gì, không làm gì), suy nghĩ đúng như thiên nhiên đã giúp ông đạt kết quả lớn
hơn trong khi công sức bỏ ra ít hơn. Tuy nhiên, ông là vô vi lẫn hữu vi (là cái
gì đó). Ông luôn giữ “công việc cộng đồng” trong trái tim mình. Tôi nghĩ điều
ấy giải thích thế giới thần linh của Kosak không chỉ chịu ảnh hưởng của Đạo
giáo mà còn cả Khổng giáo. Nét khác biệt trong truyền thống tri thức cổ
truyền Trung Quốc là sự hiệp lực giữa Đạo giáo và Khổng giáo. Với Kosak,
“Cờ vây” và kinh doanh là sự hiệp lực Khổng - Đạo. Ông biết rằng các học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.