Khi cô ấy trả lời, hãy nghĩ xem bạn sẽ nhận xét thế nào đối với điều cô ấy đang
nói, hơn là nghĩ đến câu hỏi kế tiếp. Bài tập này sẽ mang đến khá nhiều ngạc
nhiên, giúp rèn luyện khả năng lắng nghe của bạn.
Bạn: Ồ thế thì quả là sẽ rất bận rộn đấy!
Hãy nhận xét câu trả lời của cô ấy thay vì đưa ra những câu hỏi hiển nhiên kế tiếp
đại loại như Chị thường đi chơi ở đâu? Điều này đòi hỏi kỹ năng lắng nghe cao
hơn là việc chỉ đơn thuần đưa ra câu hỏi kế tiếp. Nếu bạn có những câu hỏi kế tiếp
trong đầu để định đưa ra nhưng lại không hỏi thì bạn đang đi đúng hướng rồi đấy.
Mặc dù bạn không đưa ra câu hỏi nhưng nó không có nghĩa là bạn không cần
chuẩn bị sẵn ít nhất một câu hỏi kế tiếp trong đầu ngay cả khi bạn không sử dụng
đến nó. Thay vì đưa ra những nhận xét hóm hỉnh hay vui nhộn, một lựa chọn khác
là bạn có thể tiết lộ đôi chút về bản thân. Hãy xem điều này có tác dụng như thế
nào nhé:
Bạn: Chị có hay đi chơi không?
Cô ấy: Hầu như tối nào cũng đi.
Bạn: Ồ thế à, trước đây tôi cũng hay thế lắm!
Lần này, một câu nói tiết lộ về bản thân thay cho một lời nhận xét sẽ khiến mối
liên hệ được duy trì.
Rất nên chuẩn bị những câu hỏi kế tiếp phù hợp sẵn trong đầu. Hầu như những câu
nhận xét hay tiết lộ thông tin về bản thân đều có tác dụng như “lời nhắc vở”.
Chúng thường khiến người kia nói chuyện tiếp hay hỏi những câu tiếp theo. Thử
xem xét lại ví dụ trên:
Bạn: Chị có hay đi chơi không?
Cô ấy: Hầu như tối nào cũng đi.
Bạn: Thế hẳn là bận rộn lắm đấy!
(Trong trường hợp này, câu nhận xét của bạn có vai trò như một lời nhắc vở).