4. Không nên tưởng tượng trường hợp của bạn đặc biệt khó hơn bình
thường. Rẩt nhiều nhà diễn thuyết nổi tiếng, trong buổi đầu của sự nghiệp
cũng đã từng rất khổ sở vì sự thiếu tự tin và gần như bị ám ảnh bởi nỗi sợ
khán giả. Đó đã từng là kinh nghiệm của Bryan, Jean Jaures, Lloyd Georae,
Charles Stewart Parnell, John Bright, Disrael, Sheridan và một số người
khác.
5. Bất kể bạn có thường xuyên diễn thuyết hay không, nhưng chắc chắn
bạn đã từng bị mất tự tin trước khi bắt đầu nói; nhưng, chỉ sau vài giây bạn
lấy lại được sự bình tĩnh, cảm giác đó sẽ biến mất hoàn toàn.
6. Để thực hiện được những điều trong cuốn sách này một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất, hãy cố thực hiện bốn điều sau:
a. Hãy bắt đầu với khát khao mạnh mẽ và kiên trì. Hãy liệt kê những lợi
ích mà việc luyện tập sẽ đem lại cho bạn. Hãy luôn nuôi dưỡng lòng nhiệt
tình trong quá trình luyện tập. Hãy nghĩ đến những lợi ích kinh tế, xã hội,
việc nâng tầm ảnh hưởng cá nhân và khả năng lãnh đạo. Hãy nhớ độ sâu sắc
trong khát vọng của bạn sẽ quyết định bạn sẽ tiến bộ dễ dàng hay vất vả.
b. Hãy chuẩn bị trước khi nói một vấn đề gì. Bạn không thể cảm thấy
thoải mái nếu như bạn không biết mình sẽ nói gì.
c. Hãy hành động một cách tự tin. “Để cảm thấy mình dũng cảm, hãy
hành động như thể mình dũng cảm, hãy sử dụng mọi ý chí để thực hiện điều
đó. Và một cảm giác can đảm sẽ có thể thay thế được cho cảm giác sợ hãi
lúc ban đầu”. Đó là lời khuyên của giáo sư William James. Teddy Roosevelt
cũng đã thú nhận ông cũng đã từng dùng cách này để chiến thắng nỗi sợ
hãi. Bạn có thể chiến thắng nỗi sợ hãi khán giả của bạn bằng cách áp dụng
biện pháp tâm lý này.
d. Hãy luyện tập. Đó là điều quan trọng nhất trong tất cả. Nỗi sợ hãi
thường bắt nguồn từ sự thiếu tự tin; và sự thiếu tự tin lại là hậu quả của việc
bạn không biết bạn có thể làm được những gì; và điều này lại do bạn thiếu
kinh nghiệm. Vì vậy hãy tự tạo cho mình một bảng thành tích với những
thành công và nỗi sợ hãi của bạn sẽ tan biến mất.