có thể trở thành nỗi buồn, có thể dễ dàng đi đến chỗ vô ích nếu nó được thể
hiện với cách thức không chứa cả tâm hồn và sức sống của người nói. Và
người nói đã phát biểu như khi ông viết bài nói đó vậy, trong đó có tất cả
cảm xúc và sự nhiệt tình xuất phát từ sự chân thành sâu sắc. Vì thế không
có gì đáng ngạc nhiên khi bài nói này giành giải nhất, giành được chiếc cúp
Chicago.
Cách giáo sư Conwell tổ chức bài nói của mình.
Như tôi đã nói ở trên, không có bất cứ quy định chính xác nào có thể giải
quyết vấn đề về sự sắp xếp tốt nhất. Không có bất cứ mẫu thiết kế hay kế
hoạch, bảng biểu nào có thể phù hợp với tất cả, hoặc thậm chí chỉ là đa số
bài nói; tuy nhiên dưới đây có một vài kế hoạch cho các bài nói có thể sử
dụng được trong một số trường hợp. Giáo sư Russell H. Conwell, tác giả
cuốn sách nổi tiếng “Những cánh đồng kim cương” trước đây đã từng cho
tôi biết rằng rất nhiều trong vô số bài nói của ông đã được viết dựa trên dàn
ý sau:
1. Hãy nêu dẫn chứng.
2. Biện luận cho dẫn chứng đó.
3. Yêu cầu hành động.
Nhiều người, đã nhận thấy dàn ý này rất hữu ích và khuyến khích:
1. Chỉ ra điều gì đó là sai.
2. Chỉ ra cách sửa chữa điều đó.
3. Yêu cầu sự hợp tác.
Hoặc với một cách khác:
1. Đây là tình huống cần phải sửa chữa.
2. Chúng ta phải làm như thế này, như thế kia trong tình huống đó.
3. Bạn cần phải giúp đỡ do những lý do như sau.
Dàn ý này có thể được viết theo dạng sau: