Một trong những điều nổi tiếng nhất về giai đoạn này phải nói tới
Trại tập trung Auschwi – một mạng lưới các trại tập trung và trại
hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước
này thôn tính trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trại bao gồm
Auschwi I (trại đầu tiên), Auschwi II–Birkenau (tổ hợp trại tập
trung và trại hủy diệt), Auschwi III–Monowi (trại lao động cung
cấp nhân lực cho nhà máy của IG Farben), và 45 trại vệ tinh.
Auschwi I ban đầu được xây dựng để giam giữ tù nhân chính trị
Ba Lan, những người bắt đầu đến trại vào tháng 5 năm 1940. Đợt
hành quyết tù nhân đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm 1941 và
Auschwi II–Birkenau đã tiến đến trở thành địa điểm thực thi chính
của kế hoạch “Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái”. Giai đoạn từ
đầu năm 1942 đến cuối năm 1944, những chuyến tàu vận chuyển đã
đưa người Do Thái từ khắp mọi vùng lãnh thổ châu Âu do Đức chiếm
đóng đến các phòng hơi ngạt của Auschwi , nơi họ bị giết người
bằng thuốc trừ sâu Zyklon B. Có ít nhất 1,1 triệu tù nhân đã bỏ mạng
ở Auschwi , khoảng 90% trong số đó là người Do Thái; tính ra thì cứ
6 người Do Thái bị giết trong vụ Holocaust thì 1 người là ở
Auschwi . Hầu hết những người không bị giết trong các phòng hơi
ngạt đã chết vì đói, lao động quá sức, bệnh tật, hành quyết đơn lẻ, và
các thí nghiệm y khoa.
Trong chiến tranh, trại có 7.000 cán bộ nhân viên đến từ tổ chức
Schu sta el (SS). Khoảng 12% trong số này về sau đã bị kết án phạm
phải những tội ác chiến tranh. Một số người, trong đó có sĩ quan chỉ
huy Rudolf Höss, bị xử tử.
Ngày 27 tháng 1 năm 1945, thời điểm mà các tù nhân còn lại trong
trại được giải phóng, nay là ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế
(International Holocaust Remembrance Day). Trong những thập kỷ
tiếp theo, những người sống sót như Primo Levi, Viktor Frankl, Elie
Wiesel đã viết hồi ký về trải nghiệm của họ ở Auschwi và khu trại
đã trở thành biểu tượng chủ đạo của Holocaust. Vào năm 1947 Ba Lan