NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 215

của cải và địa vị xã hội của ông ta phụ thuộc cả vào sự thành công của công
ty. Ông ta buộc phải duy trì một truyền thống gia đình. Suốt cuộc đời ông ta
đã uống những viên vitamin, nên ông ta sẽ không bao giờ thừa nhận rằng
uống thứ đó chỉ tổ phí thời gian.” Tuy nhiên, đối với bạn, đây lại là một câu
chuyện khác: bạn đã soi chiếu nội tâm bên trong rồi. Bạn hoàn toàn khách
quan.

Thế nhưng những suy nghĩ nội tâm ấy thuần khiết và trung thực đến mức

nào? Nhà tâm lý học người Thụy Điển Petter Johannson đã cho những người
tham gia thí nghiệm nhìn lướt qua hai bức chân dung ngẫu nhiên và yêu cầu
họ lựa chọn gương mặt nào hấp dẫn hơn. Sau đó ông cho họ xem cận cảnh
tấm hình được yêu thích hơn và yêu cầu họ mô tả những đặc điểm hấp dẫn
nhất. Tuy nhiên, ông đã khéo léo tráo đổi hai tấm hình. Phần lớn người tham
gia không nhận ra được và tiếp tục giải thích chi tiết vì sao họ lại thích tấm
ảnh ấy. Kết quả của nghiên cứu là: nội quan không đáng tin cậy. Khi chúng
ta mò mẫm trong nội tâm, chúng ta tự nghĩ ra các phát hiện.

Niềm tin rằng suy tư nội tâm cho ta sự thật hoặc sự chính xác được gọi là

ảo tưởng nội quan. Hiện tượng này không chỉ mang tính ngụy biện. Bởi lẽ
chúng ta quá tự tin về niềm tin của mình, chúng ta trải qua ba phản ứng khi
ai đó không có chung quan điểm với chúng ta. Phản ứng 1: giả định về sự
thiếu kiến thức. Người kia hẳn là không có đủ thông tin cần thiết. Nếu anh ta
biết điều bạn biết, anh ta hẳn sẽ có cùng ý kiến. Các nhà hoạt động chính trị
suy nghĩ theo lối này: họ tin rằng mình thuyết phục người khác thông qua
khai sáng. Phản ứng 2: giả định về sự ngu dốt. Người kia có đủ thông tin cần
thiết, nhưng đầu óc y kém phát triển. Y không có khả năng rút ra kết luận
hiển nhiên. Nói cách khác, y là một tên ngốc. Phản ứng này đặc biệt phổ
biến với những kẻ quan liêu muốn bảo vệ đám khách hàng “ngu ngốc” khỏi
chính họ. Phản ứng 3: giả định về sự ác ý. Gã kia có đủ thông tin cần thiết -
hắn thậm chí còn hiểu được cuộc tranh luận này - nhưng hắn cố tình gây
hấn. Hắn có dụng ý xấu. Đây là cách nhiều lãnh đạo tôn giáo và các tín đồ
đối xử với những kẻ không tin vào tôn giáo của họ: nếu họ không đồng ý, họ
ắt là nô lệ của quỷ sứ!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.