NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 218

Hạng Vũ và Cortés là hai trường hợp đặc biệt. Những người thường như

chúng ta làm mọi cách để duy trì số lựa chọn tối đa mà mình có. Các giáo sư
tâm lý học Dan Ariely và Jiwoong Shin chứng minh sức mạnh của thứ bản
năng này bằng cách dùng một trò chơi vi tính. Người chơi bắt đầu với 100
điểm, và trên màn hình trước mặt họ, xuất hiện ba cánh cửa - một cửa đỏ,
một cửa xanh thẫm, và một cửa xanh lá. Cứ mở một cửa là mất một điểm,
nhưng bước vào một phòng thì có thể tích lũy thêm nhiều điểm hơn. Những
người chơi phản ứng một cách logic: họ tìm căn phòng tích được nhiều điểm
nhất và trú ở đó suốt cả lượt chơi. Ariely và Shin bèn thay đổi quy định. Nếu
không mở các cánh cửa trong vòng mười hai bước, chúng sẽ bị thu nhỏ lại
trên màn hình và cuối cùng thì biến mất. Người chơi liền ráo riết đi từ cửa
này sang cửa khác để tìm đường đến tất cả những kho báu tiềm năng. Việc
làm kém hiệu quả này đồng nghĩa là họ ghi được ít hơn 15% số điểm so với
trước đó. Người tổ chức liền bổ sung thêm chiêu mới: mở cửa bây giờ lấy
mất ba điểm. Sự lo lắng lại thể hiện: người chơi cứ thế lãng phí điểm số
bằng cách mở tất cả các cánh cửa. Ngay cả khi họ biết được có bao nhiêu
điểm ẩn sau mỗi căn phòng, thì vẫn không có gì thay đổi. Hy sinh các lựa
chọn là một cái giá mà họ không sẵn sàng trả.

Vì sao. chúng ta lại hành xử một cách vô lý đến vậy? Bởi vì mặt trái của

cách xử sự đó không phải lúc nào cũng hiển nhiên. Trên các thị trường tài
chính, mọi thứ đều rõ ràng: lựa chọn một cổ phiếu đòi hỏi bạn trả giá.
Không có lựa chọn nào là không phải đánh đổi. Tuy nhiên, trong hầu hết các
lĩnh vực khác, dường như các lựa chọn đều không phải trả giá. Nhưng đó chỉ
là ảo tưởng. Chúng luôn luôn đi kèm một cái giá, nhưng nhãn giá thường bị
ẩn đi và không thể nhìn thấy được: mỗi quyết định đều ngốn mất năng lượng
tinh thần và thời gian quý báu để suy ngẫm và sống. Các CEO nghiên cứu
mọi khả năng có thể để mở rộng công ty cuối cùng thường sẽ không chọn gì
cả. Các công ty đặt mục tiêu phục vụ mọi phân khúc khách hàng cuối cùng
thì chẳng phục vụ được ai. Những người bán theo đuổi mọi khách hàng sẽ
chẳng đạt được một thương vụ nào.

Chúng ta bị ám ảnh với việc có được càng nhiều lựa chọn một lúc càng

tốt, không bỏ sót một thứ gì, và luôn đón nhận mọi thứ. Tuy nhiên, điều đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.