8
KẾT LIỄU CÁC TÌNH NHÂN
Thành kiến chứng thực (phần 2)
T
rong chương trước, chúng ta đã được gặp vị cha đẻ của mọi lỗi ngụy biện,
thành kiến chứng thực. Sau đây là một vài ví dụ điển hình: chúng ta bị buộc
phải xác lập các niềm tin về thế giới, về cuộc sống, về nền kinh tế, về các
khoản đầu tư, về sự nghiệp, và còn nhiều thứ khác nữa. Chúng ta sống chủ
yếu dựa vào các suy đoán, và những suy đoán này càng mơ hồ thì thành kiến
chứng thực lại càng mạnh mẽ. Cho dù bạn sống trên đời với niềm tin rằng
“con người về bản chất đều tốt” hay “con người về bản chất là xấu”, thì bạn
sẽ tìm thấy bằng chứng mỗi ngày củng cố luận cứ của mình. Cả hai phe, hội
bác ái lẫn những kẻ chán ghét loài người, đều cứ thế lọc bỏ đi những bằng
chứng phủ quyết (chứng cứ chỉ ra điều ngược lại) và chỉ quan tâm đến
những đấng từ bi hoặc những tên độc tài để củng cố quan điểm của mình.
Các nhà chiêm tinh và chuyên gia kinh tế cũng làm việc theo cùng một
nguyên tắc đó. Họ thốt ra những dự báo mơ hồ đến mức bất kỳ sự kiện nào
cũng có thể chứng minh điều họ nói: “Trong mấy tuần tới bạn sẽ cảm thấy
buồn khổ,” hoặc “Trong trung hạn, sức ép đối với đồng đô la sẽ gia tăng.”
Thế nhưng trung hạn là trong bao lâu? Yếu tố nào sẽ làm cho đồng đô la mất
giá? Và nó mất giá so với cái gì - vàng, đồng yên, đồng pê-sô, lúa mì, bất
động sản tại Manhattan, hay giá trung bình của một chiếc bánh mì kẹp xúc
xích?
Những niềm tin tôn giáo hoặc triết học là mảnh đất màu mỡ làm sinh sôi
nảy nở thành kiến chứng thực. Trên mảnh đất tơi xốp ấy, nó cứ thế mọc lên
như nấm. Ví dụ như, các con chiên luôn kiếm tìm những bằng chứng khẳng