NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 195

Trước những năm 80 của thế kỉ mười chín, nghệ sĩ phương Tây đã miệt mài
lấp đầy các khoảng trống trên nền vải tranh của họ bằng biểu hiện của các
“vật”, bao gồm cả trời, nước, núi non và các hình người. Đối với người nghệ sĩ
phương Tây, không gian trống rỗng là một điều cấm kị, bởi vì nghệ thuật được
coi là “một cái gì đó”, còn theo Euclid, không gian là cái “không là gì”.

Tuy nhiên, trong các triết thuyết hơn hẳn của phương Đông, không gian

trống chính là cái rỗng. Ở các kinh sách về Thiền, cái khối rỗng ấy chứa ở
trong nó một khả năng tràn trề có thể sinh ra mọi thứ. Từ kho tàng khổng lồ vô
hình ấy đã vọt ra tất cả những gì gọi là vật chất. Các mảng không gian trống
rộng lớn trong một tác phẩm hội họa châu Á chính là biểu hiện của quan niệm
này (Hình 12.1). Đối lập với một không gian đồng nhất theo kiểu Euclid không
bao giờ
thay đổi, quan điểm phương Đông lại cho rằng không gian có tiến hóa.
Ở một đầu, không gian là chết cứng và trơ lì, còn ở đầu kia, nó lại mang những
tính chất hữu cơ.

Đối với nhà khoa học làm việc trong thế kỉ mười chín, quan niệm cho rằng

không gian trống rỗng là một thứ mô sống vô hình, có năng lực sản sinh là một
quan niệm hoang đường, trẻ con và không thể nào có thể xem xét một cách
nghiêm túc được. Vì thế, thật là một sự ngạc nhiên khi các nhà khoa học
phương Tây đầu thế kỉ hai mươi khám phá ra rằng các hạt vật chất trong thực
tế lại được tách xuất ra từ một trường có vẻ như trống rỗng bằng các thăng
giáng lượng tử. Từ một chân không cằn cỗi như sa mạc lại có thể sinh sôi nảy
nở liên tục ra những cư dân của cả một vườn thú các hạt cơ bản. Sự khẳng định
này đối với quan niệm của phương Đông cho rằng không gian trống là sống
động và mang tính sản sinh đã buộc một phương Tây lưỡng lự phải xem lại các
ý tưởng của mình về không gian. Những khái niệm của phương Đông về
không gian hóa ra lại gần với chân lí hơn là cái không gian phẳng lì, góc cạnh
và vô sinh của Euclid.

Các nghệ sĩ phương Đông đã không bao giờ tự mình phát triển kiểu phối

cảnh mà theo phương Tây là bất khả xâm phạm, và tương tự như triết học của
Descartes và Kant, chia tách người quan sát thụ động khỏi thế giới khách quan,
đặt anh ta ở một vị trí ở bên ngoài nhìn vào trong (hay như trong trường hợp
của Kant, ở bên trong nhìn ra bên ngoài). Nhưng trong khi không phát minh ra
phép phối cảnh tuyến tính, các họa sĩ phong cảnh Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.