hắn lại nhà quê, không biết yêu vợ như những người văn minh. Buồn lắm
anh ạ.
− Tôi phải làm gì?
− Phải giả vờ chim tôi..., chúng ta giả vờ chim nhau, mê nhau. Cho
hắn bỏ tôi, mình hiểu chưa? Ta giả vờ với nhau thôi mà! Tôi cần mang tiếng
hư hỏng lắm mới được.
− Thế sao nữa ạ?
− Anh thì anh cũng phải mang tiếng là làm hại một đời tôi mới
xong!
(58)
− Nếu em hứa là sau này đừng làm anh mọc sừng thì anh xin làm
hại một đời em thật sự chứ không còn “mang tiếng” gì nữa.
− Anh đốc, anh nói thật đấy chứ?
− Xin lấy danh dự ra mà hại một đời em!
(59)
− Cảm ơn! Yêu lắm! Quý lắm! À, thế nhưng mà anh cần xin nghỉ
việc mới được. Thế muốn làm hại một đời người con gái tử tế đứng đắn thì
mất mấy ngày? Hở mình?
Từ đấy trở đi, Tuyết và Xuân còn nói nhiều, một bên thì lấy tư cách
bình dân, bên kia thì lấy tư cách phụ nữ tân tiến.
NGUỒN:
[chương] VIII
Bản A: Số đỏ, chuyện cười dài, Vũ Trọng Phụng, Hà Nội Báo, s. 47 (25 Novembre 1936), tr. 33-38.
Bản B: Số đỏ, tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng; Nhà in Lê Cường, Hà Nội, 1938 (mất văn bản)
Bản C: Số đỏ, tiểu thuyết cười dài, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Minh Đức, Hà Nội, 1946, tr. 108-122.
Bản D: Số đỏ, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Mai Lĩnh, Hà Nội, 1952, tr. 91-103.
Bản E: Số đỏ, tiểu thuyết cười dài, Vũ Trọng Phụng; Nxb. Minh Đức, Hà Nội, 1957, tr. 83-93.