(43) C, E, G: Một thầy họa theo:
D, F: Một thầy học theo:
(44) C, E: Chúng tôi có 18 phố để cưỡi xe đạp suốt ngày đêm thì dẫu chăm tập là Bổng, Cổng, chúng
tôi cũng măng phú !
D, F, G: Chúng tôi có 18 phố để cưỡi xe đạp suốt ngày đêm thì dẫu chăm tập như Bổng, Cổng,
chúng tôi cũng măng phú !
(45) C, E: Ai lại nỡ phạt nhau thế!
D, F, G: Ai nỡ phạt nhau thế!
(46) C, E: thì chúng tôi phải bảo với mọi người rằng đó là hai ông cua-rơ giỏi nhất,
D, F, G: thì chúng tôi bảo với mọi người rằng đó là hai ông cua-rơ giỏi nhất,
CHÚ THÍCH:
[a] Bản A và các bản E, G viết “tổng cục”, các bản C, D, F lại viết “tổng cuộc”; ở đây tôi theo bản A
(bản đăng Hà Nội Báo) và không xem đây là loại dị bản đích thực.
[b] bốc (phỏng âm chữ Pháp boxe): cũng gọi là quyền Anh, đấm bốc, boxing, môn thể thao đối kháng
giữa 2 người, xuất xứ từ phương Tây.
[c] Chim, Giao: tên hai tay quần vợt Nam Kỳ nổi tiếng hồi đầu những năm 1920-30, từng đánh thắng
nhiều tay quần vợt ngoại quốc, từng du đấu ở nhiều nước. Theo một bài viết của Phan Khôi (Đông
Pháp thời báo, 6/9/1928) thì Chim có họ tên là Trần Văn Chim, thuở nhỏ sống bằng nghề lượm ban.
Giao thường chỉ được các báo nói tên, không cho biết họ. Khoảng tháng 8/1930, khi Chim và Giao
sang Singapore dự một giải quần vợt tại đấy, nhà báo Vân Trình đã được nhật báo Trung lập (Sài Gòn)