[k] Vọng Các: phiên âm cũ của Bangkok, thành phố lớn nhất, thủ đô vương quốc Siam (nay là
Thailand).
[l] “Long bội tinh”: (chữ Nho và chữ Việt là “Nam Việt Long bội tinh”, chữ Pháp là L' Ordre du
Dragon d'Annam hay L' Ordre du Dragon Vert) loại huân chương của triều đình Đại Nam thời
Nguyễn đặt ra từ 14.3.1886 dưới thời Đồng Khánh để khen thưởng triều thần và người Pháp tại Việt
Nam; loại huân chương này cũng chia ra 5 hạng phỏng theo 5 bậc “Bắc đẩu bội tinh” của nhà nước
Pháp.
“Tiết hạnh khả phong”: một loại bằng khen của nhà nước quân chủ theo Nho giáo dùng để nêu gương
những phụ nữ được gọi là “tiết phụ” (góa chồng, ở vậy, thờ chồng nuôi con); cho đến cuối thời
Nguyễn (trước tháng 8/1945) còn thấy loại bằng khen này được sử dụng. Lưu ý: trong truyện nói về
một thứ bằng “Tiết hạnh khả phong” của Xiêm La, trong khi nước Xiêm không theo Nho giáo, không
chắc có biểu dương những phụ nữ đức hạnh theo lối này hay không. Đương thời những năm 1930 ở
xã hội người Việt thường gọi bệnh giang mai là “tim la” hoặc “tiêm la”; bởi vậy ở đây có thể còn có
việc đưa ra những từ gần âm nhau để kích thích liên tưởng, gây hiệu ứng trào lộng.
[m] Khai trí tiến đức: còn được gọi là hội AFIMA (viết tắt tên chữ Pháp của hội là: l' Association pour
la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites, hiệp hội vì sự hình thành trí tuệ và đạo đức
người Việt), là hiệp hội tư lập, chủ trương giao lưu văn hóa giữa Tây học và học thuật truyền thống
Việt Nam, thành lập 2.5.1919, tổng thư ký Phạm Quỳnh, hội trưởng Hoàng Trung Huân, trụ sở xây
năm 1922 ngay phía tây bờ hồ Gươm, Hà Nội. Hội đã tổ chức biên soạn Việt Nam tự điển (1931),
dựng tượng vua Lê Thái Tổ ở bờ hồ Hoàn Kiếm, tổ chức kỷ niệm thi hào Nguyễn Du, v.v… Sau khi
Việt Minh giành chính quyền, hội Khai trí tiến đức bị giải thể theo sắc lệnh ngày 24.9.1945 vì bị cho
là “công cụ thống trị tinh thần và nô dịch văn hóa của thực dân”. Trong dư luận đương thời, các hoạt
động của hội thường được khen chê khác nhau, chẳng hạn, xu hướng hàn lâm, việc thiên về di sản quá
khứ, việc có nhiều quan chức hoặc cựu quan chức Việt và Pháp tham gia hội (Hoàng Trọng Phu, tổng
đốc Hà Đông, Thân Trọng Huề, thượng thư, Louis Marty, chánh
và Nha Chính trị
Đông Dương…) khiến hội khó gây được thiện cảm cho dư luận giới trẻ và giới bình dân.