NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 128

cũng nổi tiếng là đất lắm nhân tài.

Đó là quê hương của Chu Văn An, nhà nho tiết tháo mà ta sẽ có

dịp nói đến sau.

Đó cũng là quê hương của vị tướng tài ba và yêu nước của thế kỉ 6:

tướng quân Phạm Tu.

Lý Nam Đế “phía Bắc đuổi Tiêu Tư, phía Nam dẹp Lâm Ấp,

dựng tên nước, chính ngôi tôn, đặt trăm quan, định niên hiệu, trên
đại thể có quy hoạch của bậc đế vương” - như lời sử cũ ngợi ca, cũng
nhờ có nhiều nhân tài giúp rập, trong đó có tướng Phạm Tu.

Giữa thôn Văn (nay thuộc xã Thanh Liệt) vào đầu mùa “rét nàng

Bân” năm Bính Thìn (476), mồng Mười tháng Ba, Phạm Tu cất
tiếng khóc chào đời. Dân làng, dân nước cũng đang khóc than vì
nghèo khổ và vì sự áp bức của Tiêu Tư, viên thứ sử nhà Lương tàn bạo.
Giữa “ngày ba tháng tám”, giữa mùa giáp hạt, mẹ đói cơm, con đói
sữa… những tưởng không nuôi nổi con thơ... nhưng rồi Phạm Tu vẫn
sống, vẫn trưởng thành.

Cạnh làng Quang là làng Quỳnh Đô “Lô vật Quỳnh Đô, giỏ cua Cổ

Điển”. Phạm Tu theo học các đô vật bên Quỳnh trở thành một đô vật
nổi tiếng. Từ đó dân làng thường gọi ông là Đô Tu (có tài liệu ghi là
Đô Hồ) vì tương truyền thần thánh đất Tây Hồ đã “ứng điềm
lành” trong việc ông ra đời!).

Vào một ngày đông tháng Chạp năm Tân Dậu (tháng Giêng năm

542), từ miền đất biển Thuỵ Anh Thái Bình, Lý Bí kêu gọi hào kiệt
các nơi nổi dậy lật đổ ách đô hộ của nhà Lương. Đô Tu lúc này đã
ngoài sáu chục tuổi, đã là một bô lão của thôn Văn. Tuổi “đầu bạc
răng long” chăng? Tuổi “xuất lão vô sự”, “mũ ni che tai”, phó mặc
việc làng việc nước cho đàn con cháu chăng? Không phải! “Càng già

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.