NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 129

càng dẻo càng dai”, già làng vẫn cùng lớp trẻ lo toan việc dân việc
nước.

Nghe tin Lý Bí đã dựng cờ cứu nước, cha con Triệu Túc vùng ven

sông Cái đã ứng theo, Lý Phục Man vùng làng Giá (nay thuộc xã Yên
Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng đã nổi lên ứng nghĩa. Ở tít vùng
sông Cầu, anh em Trương Hống, Trương Hát đã vùng dậy rồi…thì
làng Quang đất vải quê ta cũng phải cùng cả nước vùng lên… Lão đô
vật Phạm Tu lúc này còn khoẻ lắm. Thường ngày còn đánh trâu ra
đồng cày được vài sào ruộng. (Dân làng Quang vốn nổi tiếng là
những người làm ruộng giỏi giang và dai sức). Bô Lão Phạm Tu tài
cao đức lớn có uy tín với dân làng. Cụ họp dân bàn việc khởi nghĩa.
Trai làng nô nức gia nhập nghĩa quân. Phạm Tư tự làm tướng, đem
đội quân khởi nghĩa làng Quang và các làng quanh vùng theo giúp Lý
Bí.

Lão tướng và những chàng tuổi trẻ xông pha trận mạc, ba tháng

lập nên công lớn, chiếm lĩnh châu trị Long Biên (Bắc Ninh), đuổi
Tiêu Tư về Bắc, đập tan các cuộc phản kích của quân Lương.

Việc bên Bắc vừa tạm yên thì phương Nam lại dậy sóng.

Nghe tin bên xứ Giao Châu có “loạn”, vua nước láng giềng bên kia

dải Hoành Sơn là Lâm Ấp điều chiến thuyền tiến vào cửa Sót,
điều bộ binh vượt đèo Ngang tiến đánh Đức Châu (Hà Tĩnh ngày
nay).

Chủ tướng Lý Bí họp tướng sĩ bàn kế tiến quân vào Nam dẹp

giặc. Lão tướng Phạm Tu hăng hái đứng ra xin đảm đương trọng trách
đó.

Mùa hè năm Quý Hợi (tháng 5-543), người lính già đầu bạc 68

tuổi, cùng ba quân vượt sông trèo núi, gội nắng hạ mưa đông, dầm
sương dãi gió, hăng say Nam tiến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.