NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 137

dụng địa thế vùng Sa Nam có sông sâu núi hiểm, Mai Thúc Loan đã
xây dựng căn cứ để chống giặc lâu dài. Ông lấy Vệ Sơn làm nơi đóng
đại bản doanh. Dọc bờ sông Lam, đắp một chiến luỹ dài hơn 1.000
mét. Đó là thành Vạn An nổi tiếng, có Rú Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ
dựa. Phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu dùng làm nơi
trữ lương thực, vũ khí. Bao quanh khu trung tâm Vệ Sơn là cả một hệ
thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biều Sơn hình quả bầu bảo vệ
cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước. Ngọc Đái Sơn hình đai ngọc gần
thành Vạn An là đồn tổng chỉ huy, thông suốt cả thuỷ lẫn bộ binh.

Chiếm được Châu Hoan rồi, Mai Thúc Loan tự xưng hoàng đế,

đóng đô ở thành Vạn An. Người đời thường gọi ông là Mai Hắc Đế.
Cái tên “Vua Đen” có từ đó. Mai Hắc Đế còn cho người đi liên kết
các tù trưởng và nhân dân các châu miền núi các nước láng giềng ở
phía nam và phía tây, như Chăm Pa, Chân Lạp… để có thêm lực lượng
chống với quân Đường. Thế đã mạnh, người đã đông, nghĩa quân
tiến ra Bắc tấn công phủ thành Tống Bình. Bè lũ đô hộ bỏ thành,
chạy tháo thân về phương bắc. Đất nước được giải phóng hoàn
toàn. Nhân dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, quân lính đông
tới hàng chục vạn người. Ít lâu sau, nhà Đường tập trung sức đàn áp
cuộc khởi nghĩa. Quân Đường theo đường hiểm, bất thình lình tiến
đánh thẳng vào căn cứ nghĩa quân. Mai Hắc Đế không đối phó
nổi, phải rút vào rừng, rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ. Quân xâm lược
đã tàn sát nhân dân, chất xác nghĩa quân đắp thành gò cao, hòng
uy hiếp tinh thần của dân chúng. Nhưng tội ác của giặc chỉ khơi sâu
thêm lòng căm thù của nhân dân ta đối với chúng. Nhân dân ta đời
đời nhớ ơn Mai Hắc Đế, đã lập đền thờ ông ở trên núi Vệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.