chẳng kể gì đến lợi ích nhân dân, đến quyền lợi tối cao của dân
tộc. Quan lại trong triều cũng chỉ chực tranh quyền đoạt vị.
Em vợ Ngô Quyền - Dương Tam Kha nổ pháo làm loạn đầu tiên
và kéo theo một loạt phản ứng dây chuyền. Y tự xưng vương, tức là
Bình Vương. Tình hình bức bách, Ngô Xương Ngập bỏ mẹ và các em ở
lại với người “cậu” xấu bụng đó, chạy sang vùng Nam Sách (Hải
Dương), trốn vào nhà họ Phạm, một công thần cũ của Ngô Quyền.
Dương Tam Kha sai hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc
đem quân lùng bắt Xương Ngập tới ba lần. Họ Phạm phải giấu
Xương Ngập vào trong hang núi. Các thế lực ở thôn Nguyễn, thôn
Đường, (nay thuộc Yên Lãng, huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc) nổi
loạn, li khai chính quyền trung ương. Và ngay tại kinh thành, một
âm mưu lật đổ Bình Vương đang ngấm ngầm nhen nhóm…
Năm 950, Bình Vương sai Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc và Ngô
Xương Văn (em ruột Xương Ngập) đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn.
Đến Từ Liêm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), Xương Văn thuyết
phục được hai tướng Dương, Đỗ đem quân trở lại kinh đô, đánh úp
Bình Vương, lật nhào chiếc ngai ọp ẹp của Dương Tam Kha.
Năm 951, Xương Văn sai người sang xứ Đông đón anh là Xương
Ngập về kinh cùng coi việc nước. Một nước hai vua!
Nước tiếp tục loạn. Và càng ngày càng loạn to. Đinh Bộ Lĩnh cát
cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình). Xương Ngập, Xương Văn cùng đi đánh,
hàng tháng trời mà không thắng. Thượng nguồn sông Thao (sông
Nhị, quãng Việt Trì trở lên) có Chu Thái quật cường, không chịu phục
tùng triều Ngô nữa. Triều đình nhà Ngô ngày càng hèn yếu. Vua
kèn cựa nhau, rồi chẳng bao lâu sau, vua anh trở mặt gạt bỏ vua em.
Năm 954, Xương Ngập chết. Xương Văn nắm lại chính quyền,
thấy thế lực yếu ớt, “kẻ dưới” không chịu phục tùng, đã hèn hạ